1 phút quảng cáo

Bộ máy nhà nước phong kiến ở Tây Âu

       Chỉ có những thứ không sản xuất được như muồi, sắt và các thứ hàng xa xỉ như vải, lụa, hương liệu vũ khí… sản xuất từ các nước phương Đông mới phải mua của các lái buôn mà phần lớn là người Bidantium hoặc A Rập. Do mỗi trang viên là một đơn vị kinh tế tự nhiên và trang viên lại được thành lập một cách phổ biến nên nền kinh tế hàng hoá hầu như chưa có gì đáng kể và tinh hình đó kéo dài cho đến khoảng thế kỉ XI, khi thành thị ra đời mới chấm dứt.

Bộ máy nhà nước

      Sau khi chinh phục xứ Gôlơ, nhà nước của người Frăng bắt đầu được thành lập. Tuy nhiên, dưới thời Mêrôvanhgiêng, bộ máy nhà nước ấy còn thô sơ. Ở trung ương, dưới vua là các quan lại cấp cao phụ trách các việc như quân sự, tư pháp, tài chính, văn thư, kho rượu v.v… Song, sự phân công trách nhiệm ấy chưa thật rõ ràng và cố định. Ví dụ quan Chưởng ấn hoặc quan Thị vệ có khi làm cả nhiệm vụ ngoại giao hoặc quân sự, trái lại quan Thống chế có khi phụ trách cả việc ăn uống tiệc tùng. Ngoài ra, còn có những viên Quản lí trông coi các trang viên của nhà vua. Chức vụ của viên quan này ngang hàng với một Bá tước. Đứng đầu các viên Quản lí này là quan Quản lí cung đình tức là Tể tướng trong “thời kì vua lười”. Tể tướng là kẻ cầm quyền ở ba xứ Nơxtơradi, Ồxtơradi và Buốcgôngđơ, về sau là ở toàn vương quốc.

phong kiến ở Tây Âu


      Đến thời Carôlanhgiêng mà nhất là dưới thời Sáclơmanhơ, bộ máy nhà nước của vương quốc Frăng ngày càng hoàn chỉnh hơn. Đứng đầu bộ máy quan lại dưới vua là các chức Thừa tướng, Tổng giám mục và Đại thần cung đình. Thừa tướng giữ chức vụ Bí thư và Chưởng ấn của nhà vua. Tổng giám mục quản lí các giáo sĩ trong cả nước, còn Đại thần cung đinh thì gần giống như Tể tướng trước kia, quản lí các công việc hành chính ở triều đinh. Chức Tể tướng trước kia đến thời kì này thì bãi bỏ. Dưới các quan đầu triều này là các quan Thống chế, quan Chánh án, quan Coi quốc khố, quan Quản lí kho rượu v.v…

      Cả nước chia thành nhiều đơn vị hành chính địa phương do quan Bá tước đứng đầu nên gọi là “Khu quản hạt Bá tước”. Đến đầu thế kỉ IX, toàn vương quốc chia thành 98 khu quản bạt Bá tước như vậy. Các bá tước này có toàn quyền về các mặt hành chính, tư pháp, tài chính và quân sự trong địa hạt của minh. Họ được nhà vua ban cho một số ruộng đất và được giữ lại 1/3 tiền án phí. 

      Như vậy, đến thời Carôlanhgiêng, bô máy nhà nước của vương quốc Frăng bao gồm chính quyền, toà án và quân đội là rất hoàn bị. Bằng các biện pháp như tạp trung mọi quyền hành vềhành chính, tư pháp, tài chính, quân sự… vào tay mình và việc bản thân mình được tôn làm Hoàng đế, Sáclơmanhơ đã xây dựng Frăng thành một nước quân chủ tập quyền trung ương. Song sự thống nhất của quốc gia này không duy trì được lâu. Do chính sách phân phong ruộng đất và nhất là do đất phong được cha truyền con nối, thế lực của các lãnh chúa không ngừng phát triển. Trong khi đó, từ thời Mêrôlanhgiêng, các lãnh chúa lớn đã được vua ban cho quyền bất khả xâm phạm. Với đặc quyền này, lãnh địa của họ trở thành một nơi mà quanlại của nhà vua không được đến để thi hành các nhiệm vụ về hành chính, tư pháp, cảnh sát, tài chính v.v… Đến thời Carôlanhgiêng, hiện tượng đó càng phổ biến và trở thành một xu hướng mà nhà vua không thể ngăn chặn được.

       Đó chính là tiền đề của tình trạng chia cắt đất nước thành những tiểu quốc độc lập diễn ra trong thế kỉ X sắp tới.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu lich su