Cuộc viễn chinh lần thứ 4 của Tây Âu tiếp tục thất bại

        Những khó khăn chồng chất ấy của Bidantium đối với dã tâm xâm lược của quân phong kiến Tây Âu lại là một thuận lợi rất cơ bản. Tháng 4-1204quân Thập tự tấn công và chiếm được Côngxtăngtinôplơ rồi thẳng tay cướp bóc, tàn sát, đốt phá. Lửa cháy liên tục 3 ngày đêm. Nhiều công trình kiến trúc, biểu tượng của một nền nghệ thuật tuyệt vời như cung điện, giáo đường … bị tàn phá.       Những kẻ tự xưng là “những chiến sĩ giải phóng mộ chúa” ấy còn cướp phá cả tượng thánh, đồ thờ, nơi giảng đạo v.v… Những của cải mà chúng vơ vét được nhiều đến mức một quyển sử biên niên Pháp đã chép rằng : “Từ khi khai thiên lập địa đến nay chưa có cuộc đánh chiếm thành phố nào lại lấy được nhiều chiến lợi phẩm đến như thế”. Theo sự thoả thuận từ trước, 3/4 số chiến lợi phẩm ấy thuộc về Vênêxia.

       Trong quá trình ấy, giáo hoàng Inôxăng III hết sức khuyến khích việc đánh chiếm Côngxtăngtinôplơ, nhưng sau khi việc đã rồi thì giả vờ lên tiếng trách quân Thập tự đã giày xéo “nước Bidantium Kitô giáo”.

Kitô giáo


      Sau khi chiếm được Côngxtăngtinôplơ, quân Thập tự không còn muốn đi giải phóng “đất thánh” Giêrudalem nữa mà ở lại đây để sinh cơ lập nghiệp. Trên 3/8 lãnh thổ Bidantium đã chiếm được, quân phong kiến Tây Âu lập một quốc gia mới gọi là đế quốc Latinh. Bá tước Bôđuanh (Baudouin) xứ Flăngđrơ, một thủ lĩnh củaquân Thập tự trong cuộc viễn chinh lần thứ tư được cử làm Hoàng đế đầu tiên và một giáo chủ Vênêxia được cử làm Tổng giám mục Thiên chúa giáo đầu tiênở Côngxtăngtinôplơ.

      Người Vênêxia cũng được chia 3/8 đất đai của đế quốc bao gồm các đảo trong đó có và Crét, một số thành phố ven biển và 3/8 kinh đô Côngxtăngtinôplơ.

      Người Bidantium giờ đây chỉ còn lại vùng ven biển Ađriatích và phần đất đai ở Tiểu Á. Trên phần lãnh thổ còn lại ấy, họ thành lập hai quốc gia mới là nước Êpia và nước Nixê. Nhưng nước này đã tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt với đế quốc Latinh. Nhân dân trong nước Latinh cũng rất căm thù kẻ thống trị ngoại lai tàn bạo, nên luôn luôn phản kháng. Đế quốc Latinh bị suy yếu nhanh chóng và đến năm 1261 thì bị sụp đổ trước sự tấn công của vương quốc Nixê. Đế quốc Bidantium lại được khôi phục.

      Đầu tiên vào năm 1212, một em bé mục đồng ngưởi Pháp 12 tuổi đã tự xưng là “sứ giả của chúa”, được chúa cử làm ngưởi chỉ huy đội quân nhi đồng đi giải phóng “đất thánh”. Tin đó được loan truyền đi các nơi rất nhanh chóng. Chỉ 3 tháng sau, 30.000 trẻ em Pháp đã tập hợp ở Mácxây để xuống thuyền đi Palextin. Nhưng2 thuyền đã bị đắm vì bão, số trẻ em trên 5 thuyền còn lại thì bị chủ thuyền chở sang Ai Cập bán làm nô lệ.

Tiếp đó, ở Đức cũng diễn ra một cảnh tương tự, 20.000 trẻ em đã được tập hợp lại để đi giải phóng mộ chúa. Trên đường sang Italia, nhất là khi vượt dãy núi Anpơ, các em đã bị chết mất khoảng một nửa, số còn lại đã đến tận miền Nam Italia. Tại đây, do sự can thiệp của chính quyền địa phương nên các em được đưa về Đức, trên đường về phần lớn các em bị chết vì đói và bệnh tật. Trong khi đó nhiệt tình viễn chinh của các tầng lớp cư dân trong xã hội đã giảm sút rất nhiều. Tuy vậy, do sự vận động tích cực của giáo hoàng, trong thế kỉ XIII, giai cấp phong kiến phương Tây còn tiến hành bốn cuộc viên chinh nữa, song càng về cuối càng kém rầm rộ so với trước.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách lịch sử thế giới
 
;