Những cuộc viễn chinh của quân thập tự

Từ cuối thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIII, dưới sự hô hào của giáo hoàng Rôma, quân đội phong kiến nhiều nước châu Âu với hình cây thập tự trên áo, đã nhiều lần tấn công vùng Đông Địa Trung Hải. Những cuộc chiến tranh xâm lược ấy gọi là “Những cuộc viển chinh của quân Thập tự’ hoặc gọi tắt là những cuộc “Thập tự chinh”.

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

Vào thế kỉ XI. xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi và những thay đổi ấy đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Trong các thế kỉ X, XI, giáo hội Rôma rất suy yếu và hỗn loạn. Nhưng đến cuối thế kỉ XI, qua phong trào chấn chỉnh giáo hội do tu sĩ Hinđơbrang(Hildebrand) thuộc tu viện Cluyni ở Pháp đề xướng, giáo hội phương Tây mới đi dần vào thế ổn định. Sau khi thành Giáo hoàng Grêgoa VII (1073-1085), ông càng tìm cách đề cao vai trò của giáo hoàng và giáo hôi như nêu ra nguyên tắc giáo hội Rôma do chúa trởi sáng lập, nên tuyệt đối không có sai lầm, quyền uy của giáo hoàng bao trùm cả thế giới, vị trí của giáo hoàng không những cao hơnchính quyền của các vua mà còn cao hơn hội nghị tôn giáo. Như vậy, mưu đổ của giáo hoàng là không những chỉ cầm đầu giáo hội Thiên chúa, khống chế chính quyền thế tục của các nước phương Tây mà còn muốn khuất phục cả giáo hội phương Đông dưới quyền lực của mình. Để đạt được mục đích đó, giáo hoàng cũng sẵn sàng ủng hộ việc tấn công quân sự với đế quốc Bidantium.


Thập tự chinh


Đến thế kỉ XI, quá trình phong kiến hoá ở Tây Âu đã hoàn thành từ lâu. Toàn bộ ruộng đất trong xã hội đã tập trung vào tay giai cấp phong kiến và chia thành nhiều lãnh địa (fief) truyền từ đởi này sang đởi khác. Song các lãnh địa ấy thưởng chỉ truyền cho con trưởng, vì vậy những ngưởi con thứ trở thành những kị sĩ không có ruộng đất. Nhiều kị sĩ phải tìm đến các lâu đài để phục vụ các lãnh chúa phong kiến muốn thuê họ. Có một số thì tấn công các tu viện hoặc chặn đưởng cướp của cải của các khách buồn.

Thế kỉ XI cũng là thởi kì ra đởi của thành thị ở Tây Âu. Nhở có vị trí thuận lợi, các thành thị của Italia nhất là Vênêxia đã phát triển mạnh về thương nghiệp và mục tiêu buôn bán của họ chủ yếu là vùng Đông Địa Trung Hải.



 
;