Chế độ đối với nông dân thời phong kiến

      Nếu nông dân chết mà không có người thừa kế thì ruộng đất phải giao lại cho công xã. Bên cạnh đất canh tác, nông dân còn có mảnh vườn xanh quanh  nhà mà chỉ với mảnh đất này nông dân mới có quyền sở  hữu. Ngoài ra, nông dân còn được sử dụng chung rừng núi, đất hoang, bãi có. ao bổ. sông ngòi… Ruộng đất cày cấy khi đang canh tác, khi có hoa màu vì có hàng rào bảo vệ là thuộc quyền quản lí của từng nông dân, nhung sau khí thu hoạch, hàng rào phải phá đi để biến thành bãi chăn nuôi chung của mọi người trong công xã.

      Đến đầu thế kỉ VII, công xã Máccơ tan rã, phần lớn thành viển công xã biến thành những người nông dân tự do có mảnh ruộng đất riêng của mình. Ngoài những người nông dân Frăng tự do ra, lúc bấy giờ còn có những người lao động nông nghiệp làm việc trong các trang viên của các địa chủ người Frăng cũng như các địa chủ Rôma cũ. Về thân phận, họ khổng thuần nhất mà bao gồm nhiều loại như lệ nông, nông dân nửa tự do, nôlệ. Trong ba loại này, lệ nông là tầng lớp đông đảo nhất. Được nhận một phần đát do chủ giao cho, họ có nghĩa vụ phải nộp tô, nộp thuế thân, phải làm lao dịch và không được rời ruộng đất. Nô lệ làm việc trong trang viên chia làm hai loại : Loại thứ nhất gồm nhũng đầy tớ làm các công việc hầu hạ trong nhà lãnh chúa và những người làm các nghề thủ công như thợ làm bánh mì, thợ đóng xe, thợ kim hoàn v.v… làm việc trong các xưởng của lãnh chúa.

công xã Máccơ


       Họ bị coi là tài sản của chủ và có thể bị mua bán. Loại thứ hai là những nô lệ được cấp ruộng đất, họ phải nộp địa tố cho chủ và không được rời khỏi ruộng đất. Tuy vậy, sau khi nộp địa tô, số sản phẩm còn lại thuộc quyền sử dụng của họ. Thế là, vềdanh nghĩa, họ vẫn là nô lệ nhưng thực chất họ đã biến thành nông nô. Còn nông dân nửa tự do là những người có địa vị cao hơn nô lệ, nhưng lại thấp hơn lệ nông. Họ cũng được giao cho một mảnh đát để canh tác và truyển mảnh đất ấy từ đời này sang đời khác. Cùng với sự phát triển của phương thức bóc lột phong kiến, sự khác biệt giữa ba loại lực lượng lao động nông nghiệp ấy ngày càng ít. Họ biến dần thành một tầng lớp có thân phận giống nhau, đó là tầng lớp nông nô.



 
;