Phong trào đấu tranh giành quyền tự trị của thành thị Tây Âu

        Phong trào đấu tranh giành quyền tự trị của thành thị Tây Âu diễn ra rầm rộ nhất làtrong hai thế kỉ XII, XIII. Kết quả là các thành thị đã giành được thắng lợi với những mức độ khác nhau. Nhở có nén kinh tế phát triển sớm và do không có chính quyền trung ương mạnh mẽ, các thành thị ở Italia như Vênêxia, Giênôva, Phirenxê, Milanô, Pida… đã được độc lập hoàn toàn.

       Hơn thế nữa, các thành phố này còn khống chế được vùng nông -thồn xung quanh và các thành phố nhỏ lân cận nên đã lập thành những nước công hoà thành thị trong đó có chính quyền, viện nguyên lão, pháp luật, toà án và quân đội v.v… Ví dụ : Ở Phirenxê, từ năm 1293, tầng lớp thị dân giàu có bắt đầu giành được chính quyền. Tại đây đã ban bố một bộ luật gọi là Bộ luật chính nghĩa. Cơ quan hành chính cao nhát của nước cộng hoà là Hội đổng trưởng lão mà ngưởi đứng đầu được gọi là Ngưởi cầm cở chính nghĩa. Nhân vật này đổng thởi cũng là ngưởi chỉ huy lực lượng tự vệ của thành phố.

thành thị Tây Âu


         Còn các thành phố ở Bắc Pháp như Lãng, Xanhcăngtanh, Bô ve, Xoaxông… và ở Nam Pháp như Mácxây, Tuludơ, Aclơ, Môngpơliê, tuy còn phải thực hiện một vài nghĩa vụ đối với nhà vua hoặc lãnh chúa như phải nộp một khoản địa tô nhất định, nhưng về thực chất cũng hoàn toàn độc lập. Những thành phố này có Hội đồng thành phố và thị trưởng do thị dân bầu ra, đồng thởi có tài chính, quân đội, toà án và luật pháp riêng.

         Những thành phố trực thuộc nhà vua như Pari, Oóđêăng, Nãngtơ, Buốcgiư… ở Pháp và Oxfơt (Oxford), Kembrit (Cambridge)… ở Anh thì mức độ tự do giành được có hạn chế hơn. Những thành phố này cũng có quyền bầu cử cơ quan quản lí thành phố, nhưng cơ quan này phải thảo luận với quan lại của vua cử đến khi giải quyết các công việc hành chính và tư pháp. Còn những thành phố nhỏ không có tiền để nộp cho lãnh chúa, cũng không đủ lực lượng để đấu tranh giành quyền tự trị thì vẫn tiếp tục chịu sự thống trị của các cơ quan hành chính của lãnh chúa như cũ.

         Tuy mức độ tự trị giành được có khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là cư dấn tất cả các thành thị đều được thoát li khỏi thân phận nông nô, do đó đều được tự do. Trong quá trình ấy, một tục lệ được hình thành là lãnh chúa không có quyền lùng bắt những nông nô đã trốn ra thành thị được 1 năm lẻ 1 ngày. Do vậy lúc bấy giở ở Đức có câu tục ngữ : “Không khí thành thị có thể làm cho con ngưởi tự do”.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới trung đại
 
;