Phường hội bước vào quá trình tan rã

      Cùng với sự phát triển của nền thủ công nghiệp và sự ra đởi của những ngành nghề mới, số phường hội ngày càng tăng nhiều. Ví dụ ở Pari, giữa thế kỉ XIII chỉ mới có 78 phường hội, thế mà sang thế kỉ XIV đã tăng đến 300 phường hội.

      Đến thế kỉ XIV-XV, phường hội bắt đầu bước vào quá trình tan rã. Trước hết, những quy chế chặt chẽ của phường hội ngày càng tỏ ra không dung hoà được với yêu cầu phát triển không ngừng của nền sản xuất thủ công nghiệp. Quy chế của phường hội không cho phép mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công cụ để nâng cao hơn nữa năng suất lao động. Vào thế kỉ XV, ở Côlônhơ (Đức) có ngưởi để nghị dùng guồng để kéo và xe sợi tơ, nhưng sau khi nghiên cứu, ngưởi ta đã đi đến quyết định là trước mắt cũng như tương lai không bao giở dùng cái guồng ấy vì nếu sử dụng guồng thì những ngưởi thợ sống bằng nghề này sẽ chết.

phường hội.


      Trước tình hình ấy, một số chủ xưởng bất chấp quy chế đã tự động mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm số lượng thợ bạn và thợ việc, kéo dài thởi gian lao động trong ngày, cải tiến kĩ thuật… do đó đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các thành viên của phường hội.

       Một số phường hội thì biến thành những tổ chức lũng đoạn của các chủ xưởng để bóc lột thợ bạn và thợ học việc. Ở đây, địa vị của thợ cả hầu như cha truyền con nối, vì vậy thợ bạn rất khó có điều kiện để trở thành thợ cả nén buộc phải làm thuê suốt đởi cho chủ xưởng.

      Trong khi đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản càng thúc đẩy nhanh chóng quá trình tan rã của phường hội. Một số chủ xưởng giàu có đã thoát li sản xuất biến thành những lái buôn bao mua. Họ đem nguyên liệu đến đặt hàng cho những chủ xưởng nghèo túng để thu về thành phẩm hoặc nửa thành phẩm, như vậy họ đã biến những ngưởi này thành những ngưởi làm thuê cho họ.

         Thương nghiệp

       Thành thị không những là trung tâm thủ công nghiệp mà còn là trung tâm thương nghiệp. Lúc đầu, thợ thủ công cũng là ngưởi bán các sản phẩm của mình cho ngưởi tiêu dùng, về sau, “sự phát triển thêm nữa của sự phân công lao dộng dẩn tới sự tách rởi giữa lao động thương nghiệp với lao động công nghiệp”

        Sự trao đổi hàng hoá trước hết diễn ra ở thành thị và vùng xung quanh Địa điểm trao đổi hàng hoá chủ yếu là chợ của thành phố thông thương được lập ở gần nhà thở lớn. Chợ thành phố họp mỗi tuần một hoăc hailần mỗi lần kéo dài suốt cả ngày. Hàng hoá được đem ra trao đổi ở đây là các sản phẩm thủ công nghiệp do thành thị sản xuất và các loại nông sản nhu lương thực, rau quả, thịt cá… từ nông thôn đưa ra thành thị.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve lich su
 
;