Hậu quả của cuộc viễn chinh Thập tự

     Phong trào viễn chinh Thập tự cuối cùng đã thất bại hoàn toàn. Trong hai cuộc viễn chinh lần thứ nhất và thứ tư, quân phong kiến Tây Âu đã chiếm được Giêrudalem và Côngxtăngtinôplơ, và đã thành lập những vương Quốcmới, nhưng chỉ duy trì được mấy chục năm mà thôi.

     Do chiến tranh sớm muộn đều thất bại, nên mọi mưu đồ của các tầng lớp xã hội ở Tây Âu nói chung đều không đạt được. Toà thánh Rôma chẳng những không thực hiện được dã tâm muốn mở rộng thế lực của giáo hội Thiên chúa sang phương Đông, trái lại sự tàn bạo của quân Thập tự càng làm cho giáo hội và Giáo hoàng mất uy tín. Giai cấp phong kiến Tây Âu bao gồm các lãnh chúa lớn và kị sĩ cuối cùng cũng không đạt được mục đích chiếm đất đai để thành lập lãnh địa. Chỉ có Vênêxia và một sốthành phố khác ở Bắc Italia là thu được nhiều lợi qua các cuộc chiến tranh này. Vênêxia không những đã chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, chiếm được nhiều cứ điểm mới ở Đông Địa Trung Hải mà quan trọng hơn là đã giành được quyền lũng đoạn thương nghiệp ở phương Đông.

cuộc viễn chinh Thập tự


Trong khi đó, những cuộc viễn chinh Thập tự diễn đi diễn lại nhiều lần trong gần 2 thế kỉ đã gây nên rất nhiều thảm hoạ. Trước hết, những cuộc chiến tranh xâm lược này đã làm cho hàng chục vạn nhân dân phương Đông bị giết hại; nhiều thành phố, nhiều di sản văn hoá quý giá bị phá huỷ ; sức sản xuất bị đình đốn… Đồng thời, phong trào viễn chinh này cũng làm cho hàng chục vạn cư dân Tây Âu bao gồm nông dân, kị sĩ, lãnh chúa… phải bỏ mạng trên đường hành quân hoặc ở chiến trường. Hơn nữa, giai cấp phong kiến phương Tây phải dốc ra rất nhiều của cải cho các cuộc chiến tranh ấy.

     Tuy vậy, các cuộc viễn chinh Thập tự cũng có những hậu quả khách quan tích cực nào đó đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu.

     Về kinh tế, do giành được quyền lũng đoạn trong việc buôn bán ở vùng Đông Địa Trung Hải, sốlượng hàng hoá của phương Đông như hương liệu, tơ lụa, đồ trang sức… tăng lên so với trước rất nhiều. Vì vậy, nhiều thànhphố ở Bắc Italia, Nam Pháp, Tây Ban Nha như Vênêxia Giêneva Mácxây… đã phát triển nhanh chóng và về sau trở thành những thành phố lớn ở Tây Âu.

     Ngoài ra, sau các phong trào viễn chinh Thập tự, nhiều nghề mới như làm giấy, làm thuỷ tinh, chế tạo thuốc súng, kĩ thuật tiên tiến trong nghề dệt, nghề luyện kim, nhiều loại nông sản mới như lúa, kiều mạch, chanh, dưa hấu… đã xuất hiện ở Tây Âu. Việc truyền bá các thứ đó sang phương Tây một phần là do người Ả Rập truyền qua Tây Ban Nha, một phần là do quân Thập tự trực tiếp học tập kinh nghiệm và đưa từ phương Đông về.

     Về văn hoá, trong cuộc đánh chiếm Côngxtangtinôplơ, nhiều di sản văn hoá bị phá huỷ và cướp bóc. Vì vậy, mặc dù vềsau đã được khôi phục, đế quốc Bidantium không còn giữ được địa vị trung tâm văn hoá của châu Âu nữa, trái lại, cùng với sự phát triển về kinh tế, Tây Âu đã dần dần thay thế vai trò ấy.

     Đồng thời, qua tiếp xúc với phương Đông, giai cấp phong kiến Tây Âu đã học tập được nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống hàng ngày như các nghi thức ở cung đình, những cử chỉ tao nhã, cách giao tiếp lịch sự, cách để tóc để râu, cách tắm rửa… Thức ăn, quần áo, vũ khí, đồ dùng… giờ đây cũng yêu cầu phải ngon lành, đẹp đẽ và cầu kì hơn. Ví dụ thức ăn thì phải có thêm đồ gia vị, kiếm thì cán phải khảm đồng và bao phải khảm vàng và ngà voi… Do vậy, đời sống văn hoá trong xã hội Tây Âu đã có một bước tiến rõ rệt.

     Về chính trị, khi chuẩn bị viễn chinh, nhiều lãnh chúa vì cần phải có một món tiền lớn nên thưởng bán ruộng đất tài sản của mình, lại còn giải phóng nông nô và cho thành thị được hưởng quyền tự do.

     Cuối cùng, phong trào viễn chinh Thập tự đã góp phần vào việc làm tan rã chế độ nông nổ và tạo điều kiện cho thành thị phát triển. Sau viễn chinh, số lãnh chúa còn sống sót về không phải là nhiều. Như vậy phong trào viễn chinh Thập tự đã làm cho tầng lớp lãnh chúa phong kiến bị suy yếu, đó là một điều kiện thuận lợi cho việc làm tăng thêm quyền lực của vua ở một số nước Tây Âu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu lich su
 
;