Quá trình hình thành chế độ phong kiến

        Kết quả là đến năm 843, ba anh em phải kí với nhau Hoà ước Vécđoong. Theo hoà ước này, lãnh thổ của đế quốc được chia làm ba phần : người anh cả Lôte được phần giữa, bao gồm vùng tả ngạn sông Ranh và miền Bắc bán đảo Italia ; người con thứ hai Lui “Xứ Giécmanh” được phần đất phía đông sông Ranh ; người em út Sáclơ “Hói” được phần đất phía tây của đế quốc. Hoà ước còn quy định Lôte vẫn được giữ danh hiệu Hoàng đế, nhưng không có đặc quyền gì đối với hai người em, Lui “Xứ Giécmanh” và Sáclơ “Hói” là hai quốc vương hoàn toàn độc lập.

      Sau khi Lôte chết, Lui “Xứ Giécmanh” và Sáclơ “Hói” chia nhau phần lãnh thổ cùa Lôte ở tả ngạn sông Ranh, do đó con cháu của Lôte chỉ còn lại phần đất đai ở bán đảo Italia. Danh hiệu Hoàng đế từ năm 875-877 cũngthuộc về Sáclơ “Hói”, từ năm 880-887 thì thuộc về con của Lui “XứGiécmanh” là Sáclơ “Béo” và đến đầu thế kỉ X thì không có ý nghĩa gì nữa.Như-vậy, Hoà ước Vécđoong là sự kiện quan trọng đánh dấu đế quốcSáclơmanhơ hoàn toàn tan rã, đồng thời là cái mốc lịch sử đánh dấu sựthành lập ba nước lớn ở Tây Âu là Pháp, Đức và Italia.

Xứ Giécmanh


      QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

      Trước khi chinh phục xứ Gồlơ, người Frăng đang ở trong giai đoạn công xã thị tộc, nhưng sau khi chinh phục vùng này, chế độ thị tộc không có cơ sở để tồn tại nữa, nhà nước của người Fräng ra đời. Từ đó, người Frăng làmcho những tàn dư của chế độ chiếm hữu nô lệ ở xứ Gôlơ tiêu vong một cách nhanh chóng, đồng thời họ bắt đầu bước vào quá trình phong kiến hoá 

       Chủ yếu biểu hiện ở ba mặt sau đây :

- Lãnh địa hoá toàn bộ ruộng đất trong xã hội.

- Nông nô hoá giai cấp nông dân.

- Trang viên hoá nền kinh tế.

        Sự hình thành chế độ ruộng đất phong kiến

      Trong quá trình chinh phục xứ Gồlơ, người Frăng đã chiếm được rắt nhiều ruộng đất. Trên cơ sờ ấy, vua Frăng giao một phần đất đai cho các thành viên của côna xã thị tộc cũ đểlập thành những công xã nông thôn. một phần đem ban cấp cho các tướng lĩnh thân cận và biếu tặng các cơ sò của giáo hội kitô giáo. Việc ban cấp này không kèm theo một điều kiện nào cả. Bản thân nhà vua cũng giữ lại cho mình những lãnh địa rộng lớn. Ngoài ra, một sốquý tộc cũ ở đó vẫn giữ lại lãnh địa của mình. Tắt cả những người đó (vua, quan lại, tướng lĩnh, quý tộc Rôma cũ, giáo chủ, viện trưởng tu viện…) lập thành giai cấp địa chủ mới.


Đọc thêm tại : http://kholichsu.blogspot.com/2015/06/che-o-phong-kien-o-tay-au-tu-nam-768-en.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách lịch sử thế giới
 
;