Tình hình chế độ dưới sự tổ chức của lãnh chúa

      Những người chủ của các lãnh địa ấy đều được gọi chung là lãnh chúa, là quý tộc, trong đó lãnh chúa lớn được gọi là Công tước, Hầu tước (vốn nghĩa là thủ lĩnh quân sự), Bá tước (vốn nghĩa là chiến hữu tức là thân binh của vua). Lãnh địa của Công tước thường rất lớn, lãnh địa của Hầu tước gồm mấy quận, còn lãnh địa của Bá tước là một quận. Tầng lớp thấp nhất nhưng đông đảo nhất trong giai cấp phong kiến là kị sĩ.

      Một khi lãnh địa trở thành tài sản có thể kế thừa, nếu lãnh chúa có nhiều con trai thì sau khi lãnh chúa chết, lãnh địa thường được chia đều cho các người con ấy về, sau thì lãnh địa thường truyền cho người con cả. Nếu con trai của lãnh chúa chưa đến tuổi trưởng thành (dưới15 tuổi), hoặc lãnh chúa chỉ có con gái thì lãnh địa cũng được truyền cho con, nhưng phải có người bảo trợ. Đối với người con trai còn nhỏ tuổi, người bảo trợ phải thực hiện mọi nghĩa vụ của bồi thẩn và được hưởng toàn bộ thu hoạch của lãnh địa. Thường thường người bảo trợ chính là tôn chủ. Đối với người con gái được thừa kế thì chồng cô ta là người bảo trợ. Nếu cô ta chưa kết hôn thì tôn chủ sẽ chọn cho cô một người chồng.

lãnh chúa


     Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất từ Sáclơ Mácten cho đến Sáclơmanhơ dã dẫn đến sự hình thành giai cấp phong kiến đông đảo. Đây là giai cấp ít được học vãn hoá nhưng lại có tinh thần thượng vọ cao. Họ lấy việc chiến đấu làm nghề nghiệp, lấy săn bắn thi võ làm trò tiêu khiển, lấy việc đấu kiếm làm biện pháp để giải quyết xích mích và mâu thuẫn. Chính giai cấp phong kiến ấy là cơ sở của chính quyển nhà vua để bên trong thì đàn áp các thế lực chống đối, bên ngoài thì gây chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ. Nhưng chính sách phong cấp ruộng đất ấy cũng có một tác dụng ngược lại là chẳng bao lâu thế lực của các lãnh chúa lớn mạnh trở thành những ông vua con ở địa phương không phục tùng chính quyền trung ương nữa, do đó tình trạng chia cắt đất nước đã diễn ra một cách phổ biến ở Tây Âu và kéo dài trong nhiều thế kỉ phần đất cày cấy và được truyền từ đời này sang đời khác. Tuv vậy dân không có quyền bán phần đất ấy, cũng không được truyền cho con.


Đọc thêm tại : http://kholichsu.blogspot.com/2015/06/chinh-sach-ruong-at-thoi-phong-kien.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve lich su
 
;