Chế độ phong kiến ở Tây Âu từ năm 768 đến năm 814

        Năm 768, Pêpanh chết, con là Sáclơ – đến năm 800 gọi là Sáclơmanholên thay. Sáclơmanholà vị vua lỗi lạc của vương triều Carôlanhgiêng mà thành tích chủ yếu của ông là về mặt quân sự. Trong 46 năm ở ngôi (768-814), ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chiến tranh chinh phục. Năm 772, Sáclơmanhơ bắt đầu xâm lược đất đai của người Xắcxông ở phía nam nước Đức ngày nay.

        Năm 774, Sáclơmanhơ tiêu diệt vương quốc Lôngba, sáp nhập miền Bắc Italia vào bản đồ của vương quốc Frăng. Nãm 778, Sáclơmanhơ chinh phục Tây Ban Nha lúc bấy giờ đang ở trong tay người A Rập, nhưng cuộc tấn công này hoàn toàn bị thất bại. Sau đó, đến cuối thế kỉ VIII đầu thế kỉ IX, Sáclơmanhơ còn nhiều lần đưa quân đội sang Tây Ban Nha, kết quả là chiếm được một vùng đất đai ở phía nam dãy núi Pirênê đến tận sông Êbrơ lập thành một phiên trấn, về sau được gọi là Bacxêlôna (Barcelona). Sáclơmanhơ còn tiến hành những cuộc viễn chinh sang phía Đông Âu, chinh phục vương quốc của người Bavaroa mà trước kia họ đã thần phục và nộp cống, bắt vương quốc Avarơ ở trung lưu sông Đanuýp phải lệ thuộc và buộc một số bộ lạc người Xlavơ ở vùng sông Enbơ phải nộp cống.

Sáclơmanhơ


        Do những thắng lợi của những cuộc chiến tranh chinh phục ấy, Sáclơmanhơ đã Ịàm cho vương quốc Frăng trở thành một đế quốc có cương giới rộng lớn từ sông Êbrơ và bờ Đại Tây Dương ở phía tây đến sông Enbơ và sông Đanuýp ở phía đông và từ nam Italia ở phía nam đến Bắc Hải và biển Bantích ở phía bắc. Thế là lãnh thổ của đế quốc Sáclơmanhơ tương đương với lãnh thổ của đế quốc Tây Rôma trước kia. Kinh đô của vương quốc đóng ở Exơ la Sapen (Aix la Chapelle). Vào ngày lễ Nôen năm 800, tại nhà thờ lớn Xanh Pie ở Rôma, Sáclơmanhơ được Giáo hoàng Lêông III cử hành lễ gia miệntôn làm “Hoàng đế của người Rôma”. Chính từ đây ông mới mang danh hiệu Sáclơmanhơ nghĩa là “Đại hoàng đế Sáclơ”.

      Năm 814, Sáclơmanhơ chết, người con trưởng là Lui “Mộ đạo” lên nối ngôi hoàng đế (814-840). Là một người nhu nhược bất tài, Lui phó mặc mọi việc cho các giáo sĩ và các quý tộc phong kiến. Lợi dụng tình hình ấy,quý tộc xúi giục hai người con của ông là Lôte và Lui “Xứ Giécmanh’”giết lại cha mình. Chỉ có người con thứ ba là Sáclơ “Hói” đứng về phía cha mà thôi. Năm 840, Lui “Mộ đạo” chết, cuộc nội chiến giữa ba người con lập tức bùng nổ. Lần này, hai người em là Lui “Xứ   Giécmanh” và Sáciơ “Hói” cùng chống lại anh cả Lôte xưng làm hoàng đế, kết quả là đến năm 843, ba anh em phải kí với nhau Hoà ước Vécđoong.




 
;