Cũng trong quá trình này, công xã nông thôn của người Frăng mà tiếng Giécmanh cổ gọi là Máccơ(Mark) đã được thành lập. Nhưng do ảnh hưởng của chế độ ruộng đất tư hữu nói trên, nên công xã nông thồn tồn tại không được lâu dài. Ngay khi công xã mới được tổ chức, ruộng đất tuy thuộc quyền sở hữu tập thể của toàn công xã, nhưng ruộng đất cày cấy chỉ chia một lần chứ không xáo trộn để chia lại nữa, nên nông dân có thể sử dụng phần đất của mình hết đời này sang dời khác.
Đến cuối thế kỉ VI, công xã nông thôn dẫn dần tan rã, phần ruộng đất mà nông dân cày cấy biến thành ruộng đất thuộc quyền sở hữu của họ và được gọi là alơ(alleu) nghĩa là đất tự do.
Nhưng nông dân làm chủ mảnh đất của mình không được lâu. Một mặt, do nông dân bị bần cùng buộc phải bán ruộng đất của mình, mặt khác do giai cấp địa chủ thế tục cũng như giáo hội tìm mọi cách để chiếm đoạt, nên ruộng đất ngày càng tập trung vào tay những người giàu có.
Đến thế kỉ VIII, trong chính sách ban cấp ruộng đất có một sự thay đổi quan trọng. Sự thay đổi ấy gắn liền với việc tổ chức lại lực lượng quân đội. Trước đó lực lượng vũ trang chủ yếu của vương quốc Frâng là bộ binh mà nguồn binh lính quan trọng nhất là nông dân tự do. Nay phần lớn nồng dân đã bị phá sản và bị biến thành nông dân lệ thuộc của giai cấp địa chủ. vì vậy nhà nước không thế bắt họ làm nghĩa vụ binh dịch được nữa. Trong khi đó, vương quốc Frăng đang bị người A Rập ở Tây Ban Nha đe doạ. Để có thể chống lại sự tấn công bằng kị binh của người A Rập, Tể tướng vương quốc Frăng là Sáclơ Mácten đã tiến hành cuộc cải cách quân sự, lấy kị binh làm lực lượng nòng cốt của quân đội. Lúc bấy giờ, các kị sĩ đều phải tự túc ngựa và quân trang, do đó chỉ có những người thuộc giai cấp địa chủ và một số ít nông dân khá giả mới đảm đương được nhiệm vụ đó.
Để khuyến khích và tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho các kị sĩ, nhà vua đã ban cấp ruộng đất cho họ nguồn đất đai đem ban cấp cho kị binh là đất công mới chinh phục được vì số ruộng đất tịch thu của các quý tộc phiến loạn. Nhưng những nguồn ruộng đất nàyvẫn chưa đủ để ban cấp cho kị binh, vì vậy Sáclo Mácten tịch thu ruộng đất của các giáo chủ đã cùng các quý tộc thế tục nổi dạy chống lại ông. Những giáo chủ thuộc loại này ở Nơxtơradi và Akiten không phải ít.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lịch sử thế giới trung đại