Ở phương Đông, các trung tâm giáo hội tổ chức theo đơn vị hành chính, nhưng Tổng giám mục ở Côngxtăngtinôplơ được giữ quyền lãnh đạo. Đồng thởi do Đông Rôma là một đế quốc thống nhất, ở đó chính quyền của hoàng đế rất vững mạnh nên giáo hội phải phục tùng quyền lực của hoàng đế. Hội nghị tôn giáo dược triệu tập vào giữa thế kỉ V đã công nhận hoàng đế Bidantium là ngưởi có quyền cao nhất trong giáo hội và được gọi là “Hoàng đế giáo chủ”. Do vậy, hội nghị tôn giáo tuy được coi là cơ quan cao nhất của giáo hội phương Đông, nhưng quyền triệu tập hội nghị ấy, quyền quyết định các thành viên tham dự cũng như quyền phê chuẩn nghị quyết của hội nghị lại thuộc về hoàng đế.
Còn ở phương Tây, từ thế kỉ V đã hình thành nhiều vương quốc của ngưởi Giécmanh. Vua và qúy tộc các nước này đã nhanh chóng tiếp thu đạo Kitô làm cho thế lực của giáo hội ở đây càng thêm mạnh. Trong khi đó, Tổng giám mục Rôma tự xưng là Giáo hoàng, luồn luôn nuôi mưu đồ nâng cao địa vị của mình và chiếm quyền lãnh đạo toàn bộ giáo hội Kitô. Lợi dụng sự suy yếu và tình hình chưa ổn định của các quốc gia phong kiến do “man tộc” vừa mới lập nên ở Tây Âu, giáo hoàng không chi quản lí cồng việc của tôn giáo mà còn giành lấy chức nàng về chính trị và hành chính nữa.
Cơ sở vật chất của chính quyền giáo hoàng là các lãnh địa rộng lớn của các nhà thở và tu viện thuộc giáo hội Rôma. Để thần thánh hoá địa vị của mình, giáo hoàng loan truyền rằng ngôi Tổng giám mục Rôma vốn là do thánh Pie, ngưởi cầm đầu các môn đổ của chúa Giêsu sáng lập. Do vậy,giáo hoàng gọi lãnh địa của mình là “Lãnh địa kế thừa của thánh tông đồ Pie”.
Đọc thêm tại : http://kholichsu.blogspot.com/2015/06/su-phat-trien-cua-ao-kito.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lịch sử thế giới trung đại