Ảnh hưởng của thành thị đối với chế độ phong kiến

Sự ra đởi thành thị là một biểu hiện của sự phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu. Song, thành thị, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hoá cũng đã phá hoại ngầm chế độ phong kiến.

Trước hết sự phát triển của nền kính tế hàng hoá đã làm tan rã nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên. Trong cuộc sống hằng ngày, cư dân thành thị cần phải có lương thực thực phẩm (rau, thịt, hoa quả…). Trong việc sản xuất thủ công nghiệp, thành thị cần phải có nguyên liệu (nho, lông cừu). Tất cả những thứ đó thành thị đều dựa vào sự cung cấp của nông thôn, do đó đã tạo nên mối liên hệ kinh tế chặt chẽ giữa nông thôn và thành thị, Lôi cuốn nhiều trang viên phong kiến vào việc sản xuất hàng hoá. Ví dụ : Vào thế kỉ XIII, nhiều trang viên ở Anh đã tập trung lực lượng vào việc sản xuất lông cừu. Vùng Buốcgôngđơ ở Pháp thì chuyên trồng nho để ép rượu… Như vậy, nền kinh tế tự cấp tự túc trong từng phạm vi nhỏ hẹp, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế phong kiến phương Tây đã bắt đầu thay đổi.

thành thị


Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã góp phần rất quan trọng trong việc làm tan rã chế độ nông nô. Do hàng hoá ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trưởng, trong đó một phần do các thành thị sản xuất,một phần chở từ phương Đông đến, nhu cầu của giai cấp phong kiến cũng ngày càng tâng. Để có tiển mua các. thứ hàng hoá đó, các lãnh chúa đã đùng hình thức tô tiền thay thế các loại tô lao dịch và tô sản phẩm. Do vây, đến thế kỉ XIII, tô tiền ở châu Âu đã tương đối phố biến. Hơn nữa, có nhiều lành chúa còn đồng ý cho nông nô dùng tiền để chuộc lại tự do. Sau khi nộp đủtiền cho lãnh chúa, họ hoàn toàn thoát khỏi thân phận nông nô. Như vây, quan hệ tiền tệ đã làm cho chế độ nồng nô bắt đầu lỏng lẻo và do đó đã phá hoại từ từ chế độ phong kiến.

Ăngghen nói : “Từ lâu trước khi bị các vũ khí phá huỷ, các pháo đài của hiệp sĩ đã bị sập đổ ; trên thực tế, phải nói rằng thuốc súng chẳng qua chỉ là ngưởi thực hành bản án phục vụ đồng tiền.

Thứ ba, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá làm cho mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương càng chặt chẽ, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những quốc gia thống nhất. Đồng thởi, thị dân còn tích cực ủng hộ nhà vua trong việc đấu tranh với các thế lực phong kiến cát cứ để thống nhất đất nước và xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền trung ương.




 
;