Cuộc viễn chinh của những người dân nghèo

     Như vậy, nguyên nhân thực sự của phong trào viễn chinh Thập tự là do mưu đồ xâm lược cướp bóc của toà thánh Rôma và giai cấp phong kiến Tây Âu đối với vùng Địa Trung Hải, nhưng mưu đồ ấy được ngụy trang dưới chiêu bài chống dị giáo, làm cho tính chất của những cuộc viễn chinh này được quan niệm như là những cuộc chiến tranh tôn giáo là “cuộc đấu tranh giữa thập giá và mặt trăng lưỡi liềm”, tức là giữa đạo Kitô và đạo Hồi giáo ở thành phố Clecmông (Pháp) để tiến hành cuộc viễn chinh.

     Tại phiên bế mạc của hội nghị này, giáo hoàng nêu lên những tai hoạ mà người Tuốc và người A Rập đã gieo rắc ở phương Đông như xâm lược chiếm đất đai củađế quốc Bidantium, phá hoại giáo hội, giết hại và bắt bớ cư dân. Vì vậy, nhân danh chúa, giáo hoàng kêu gọi tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, hãy nhanh chóng đi cứu giúp những người anh em Kitô giáo ở phương Đông, giải phóng mộ chúa, đuổi bọn tàn bạo ấy ra khỏi thế giới của tín đồ Kitô giáo. Tiếp đó, giáo hoàng thay mặt chúa hứa hẹn rằng nếu ai tham gia viễn chinh mà bị chết thì sẽ được xoá bỏ mọi tội lỗi, được cứu vớt lên thiên đường. Hơn nữa, giáo hoàng không quên chỉ ra những lợi ích thiết thân ở trần gian mà những người tham gia viễn chinh sẽ được hưởng. Ông nói rằng ở phương Tây người thì đông mà đất đai thì chật hẹp và cằn cỗi, người cày ruộng chỉ tạm đủ sống qua ngày, trái lại ở phương Đông “khắp nơi đầy mật và sữa”, đặc biệt Giêrudalem là trung tâm của mặt đất thì lại càng giàu có, thậm chí đó là “thiên đường thứ hai”. Vì vậy, “ai ở đây buồn khổ nghèo đói thì đến đó sẽ trở thành người giàu có”.

Cuộc viễn chinh


     Lời kêu gọi của giáo hoàng được thính giả hoan hô nhiệt liệt. Họ hô to : “Đó là ý Chúa ! Đó là ý Chúa !” Ngay sau đó, họ khâu vào áo hình cây thánh giá màu đỏ để biểu thị quyết tâm tham gia viễn chinh.

     Kế hoạch của Uyếcbanh II là sang mùa xuân năm 1096, đoàn kị sĩ Tây Âu sẽ bắt đầu lên đường viễn chinh. Nhưng khi quân kị sĩ chuẩn bị chưa xong thì tháng 2-1096 mấy vạn nông dân Pháp và Đức vội vàng lên đường mở đầu cho phong trào viễn chinh Thập tự.

     Vốn là, bị kích động bởi những viễn cảnh mà giáo hoàng đã phác hoạ, nông dân vội vàng bán rẻ tất cả những gì có thể bán được và mua đắt những gì cần thiết cho cuộc hành trình. Nhiều gia đình đã chất đồ đạc và cho con cái ngồi lên xe để tham gia viễn chinh. Ngoài nông dân chất phác, trong hàng ngũ viễn chinh còn có những kẻ lang thang, những người phạm tội, những băng cướp… Người cầm đầu đoàn quân nông dân này là một thầy tu ẩn dật người Pháp tên là Pie Lecmít (Piere rErmite). Thực ra đây chi là một đoàn người ô hợp, không có đội ngũ chỉnh tề, không có kỉ luật, không có vũ khí lương thực và không có cả hiểu biết về quân sự, thậm chí Giêrudalem ở đâu, cách xa bao nhiêu họ cũng không hề biết. Họ chỉ biết đi theo con đường khách hành hương đã từng đi và tiến về hướng đông. Dọc đường họ phải cướp bóc để kiếm thức ăn nên đã bị giết chết hàng loạt, nhất là ở Hunggari và Bungari, do đó chỉ còn non một nửa (khoảng ba bôn vạn người) đến được Côngxtăngtinôplơ, nhưng khi vừa sang đến Tiểu Á, họ liền bị người Tuốc Xengiúc đánh tan, chỉ còn khoảng 1/10 trốn thoát. Cuộc viễn chinh của dân nghèo chỉ là tiền tấu của phong trào viễn chinh Thập tự mà thôi.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới trung đại
 
;