Mãi đến tháng 8-1096, quân kị sĩ Tây Âu mới bắt đầu lên đường. Xuất phát từ bốn địa điểm khác nhau (Noócmãngđi, Loren, Nam Pháp và Nam Italia), đến mùa xuân năm 1097, bốn đoàn quân ấy gặp nhau ở Côngxtângtinôplơ. Dọc đường hành quân cũng như tại Côngxtăngtinôplơ, quân kị sĩ phưcmg Tây thẳng tay cướp bóc nhân dân địa phương ; do đó nhiều cuộc xung đột đã diễn ra. Tuy vậy, hoàng đế Bidantium cố gắng dùng ngoại giao để đẩy quân kị sĩ nhanh chóng chuyển sang Tiểu Á và yêu cầu thủ lĩnh của họ tuyên thệ với mình rằng những đất đai lấy được từ tay người Tuốc sẽ thuộc về đế quốc Bidantium và bản thân họ trở thành bồi thần của hoàng đế.
Cuối tháng 4-1097, quân Thập tự vượt eo biển Bôxpho đặt chân lên đất châu Á. Những cuộc giao chiến với người Xengiúc bắt đầu diễn ra. Sau khi chiếm được vài cứ điểm ở Tiểu Á, đầu năm 1098, quân Thập tự chiếm được Êđetxa và thành lập ở đây bá quốc đầu tiên của quân phong kiến Tây Âu. Tiếp đó, trải qua rất nhiều khó khăn, quân Thập tự chiếm được Antiốt và thành lập ở đây một công quốc. Năm 1099, quân Thập tự tấn công Giêrudalem. Một cuộc tàn sát hết sức khốc liệt cư dân Hồi giáo đã diễn ra. Vương quốc Giêrudalem được thành lập. Gôđơwoa đơ Buiông (Godefroy de Bouillon), thủ lĩnh quân Thập tự Loren được tồn lên làm vua, nhưng ông ta chỉ tự xưng là “kẻ bảo vệ mộ chúa”. Sau đó, với sự giúp đỡ của hạm đội của Vênêxia và Giênôva, quân Thập tự chiếm được toàn bộ bở Đông Địa Trung Hải rồi thành lập ở đó bá quốc Tơripôli và một số tiểu quốc khác, về danh nghĩa, các nước Êđetxa, Antiốt và Tơripôli đểu phụ thuộc vào vương quốc Giêrudalem, nhưng về thực chất thì hoàn toàn độc lập.
Trong các nước này, giai cấp phong kiến cũng thi hành chính sách phân phong ruộng đất và thành lập trang viên như ở phương Tây. Quần chúng nông dân bao gồm người A Rập, người Tuốc theo Hồi giáo và người Xiri, người Hy Lạp theo Kitô giáo đều bị biến thành nông nô. Do bị áp bức bóc lột tàn nhẫn để thoả mãn cuộc sống xa xỉ của giai cấp thống trị, nông dân luôn luôn nổi dậy khởi nghĩa, nhất là ở vương quốc Giêrudalem và bá quốc Tơripôli.
Để có đủ lực lượng trấn áp sự phản kháng của nhân dân địa phương và để chống các nước Hồi giáo láng giềng nhằm bảo vệ và mở rộng lãnh địa của quân Thập tự, các đoàn kị sĩ tôn giáo như đoàn kị sĩ Y viện, đoàn kị sĩ Đền miếu, đoàn kị sĩ Tơtôn đã được thành lập.
Cơ sở đầu tiên của đoàn kị sĩ Y viện là một tổ chức từ thiện thành lập ở bệnh viện Thánh Giang ở Giêrudalem. Nhiêm vụ lúc đầu củatổ chức này là giúp đỡ những người đến Palextin hành hương như bốtrí chỗ ở của họ chữa bệnh cho những người đau ốm. Sau khi cuộc viễn chinh lần thứ nhất kết thúc thì tổ chức này biến hẳn thành một đoàn kị sĩ mà nhiệm vụ chủ yếu là chiến đấu.
Đoàn kị sĩ Đền miếu thành lập khoảng năm 1118, lúc đầu đóng ở gần nền cũ của đền thở vua Do thái là Xalamôn mà ở đó lúc bấy giờ đã xây dựng nhà thờ Chúa cứu thế. Thành viên của hai đoàn kị sĩ này chủ yếu là người Pháp và Italia.
Còn đoàn kị sĩ Tơtônđến mãi cuối thế kỉ XII mới thành lập và thành viên của nó là các kị sĩ người Đức. Nhưng sang đầu thế kỉ XIII thì đoàn kị sĩ này rời Giêrudalem về hoạt động ở vùng biển Ban Tích.
Thành viên của những tổ chức này vừa là kị sĩ vừa là tu sĩ. Họ bên trong mặc áo giáp, nhưng bên ngoài khoác áo choàng trắng, đen hoặc đỏ và có khâu hình cây thập tự. Họ phải sống độc thân, không được ham muốn giàu sang, suốt đời hiến thân cho việc bảo vệ Kitô giáo. Họ chỉ phục tùng giáo hoàng chứ không chịu sự lãnh đạo của lãnh chúa và giáo hội địa phương. Tuy về danh nghĩa thì như vậy, nhưng trong thực tế, bằng các biện pháp chiến tranh cướp bóc, buôn bán, lại được vua chúa các nước Tây Âu biếu tặng, nên các thành viên của đoàn trở thành những kẻ rất giàu có.
Sự thống trị tàn bạo của bọn phong kiến Tây Âu làm cho nhân dân địa phương luôn luôn nổi dậy phản kháng. Đồng thời, nội bộ giai cấp phong kiếnở đây cũng thường xảy ra xung đột, nên các quốc gia này không ổn định chiếm đóng Giêrudalem tấn công Đamát, nhưng kết quả là họ bị người Tuốc Xengiúc đánh bại phải rút về nước.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tim hieu lich su