Trang viên phong kiến

      Khi thành lập trang viên, các lãnh chúa thường dựa vào các cơ sở có sẵn như các điền trang của chủ nô Rôma trước kia, các công xã nông thôn của  nước FrăngChỉ những nơi không có các cơ sở cũ ấythì họ mới lập những trang viên hoàn toàn mới.

     Tuỳ theo từng nơi, diện tích của trang viên lớn bé khác nhau. Có trang viên bao gốm mấy làng, ngược lại có khi một làng lớn lại bao gồm mấy trang viên.Lực lượng lao động chính trong các trang viên là nông nô. Những trang viên nhỏ thì chỉ có vài ba chục hộ, nhưng thông thường nhất là khoảng 100 hộ.

      Trong trang viên thường có lâu đài, kho tàng, cối xay bột, lò bánh mì, xưởng ép dầu, lò rèn… của lãnh chúa, nhà thờ và khu vực nhà chung của các tu sĩ, và những túp lều của nông nô.

Trang viên phong kiến


      Đất đai của trang viên bao gồm ruộng đất canh tác, bãi cỏ, rừng, ao hồ, đầm lầy… Ruộng đất cày cấy chia làm hai phần : phần đất tự sử dụng của lãnh chúa và phần đất chia cho nông nô cày cấy. Phần đất tự sử dụng của lãnh chúa do nông nô dùng công cụ và gia súc của mình để canh tác. Toàn bộ thu hoạch trên phần ruộng đất này thuộc vềlãnh chúa. Ở đây, ngoài ruộng đất trồng cây lương thực còn có vườn nho, vườn quả, vườn rau. Những người lao động trên các vườn cây ấy thường là tôi tớ của chủ. Phần đất của nông dân thì chia thành từng mảnh dài để chia cho từng hộ nông nô. Ngoài phần ruộng ra, mỗi gia đình nông nô còn có một mảnh vườn nhỏ để trổng rau quả ở cạnh nhà. Toàn bộ thu hoạch trên phần đất thứ hai này là của nông nô. Còn rừng rú, bãi cỏ, đất hoang… thuộc công xã Máccơ trước kia nay bị coi là tài sản của lãnh chúa. Nông nôtuy cũng được sử dụng chung nhưng thường là phải nộp những khoản thuế nhất định.

       Phương pháp canh tác được sử dụng phổ biến nhất vẫn là phương pháp luân canh ba mảnh. Với phương pháp này, ruộng đất cày cấy được chia làm ba khu : một khu gieo trồng vụ xuân, một khu gieo trồng vụ thu và một khu cho đất nghỉ. Mỗi khu sau khi gieo trồng hai năm lại nghỉ một năm. Tuy nhiên cũng có chỗ trồng ba năm mới nghỉ một năm hoặc trồng một năm nghỉ một năm. Sau mỗi vụ thu hoạch và trong thời gian để đất nghỉ, ruộng đất lại biến thành bãi cỏ để cho mọi người cùng sử dụng.

       Trang viên phong kiến là những đơn vị kinh tế tự cấp tự túc. Ngoài việc sản xuất nông nghiệp, trong trang viên còn sản xuất thủ công nghiệp ; vì vậy ngoài những nông nô làm ruộng còn có những nông nô làm các loại thợ thủ công như thợ mộc, thợ rèn, thợ dao kiếm, thợ vàng bạc, thợ tiện… Những người nông nô làm nghề thủ công này được cấp cho một mảnh đất nhỏ để tự sản xuất lương thực. Như vậy, các trang viên về cơ bản có thể thoả mãn được các nhu cầu về lương thực thực phẩm cũng như các loại đồ dùng hàng ngày của lãnh chúa và nông nô. 


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới trung đại
 
;