Đến nửa sauthế kỉ VI, tuy về danh nghía, giáo hoàng Rôma vẫn lệ thuộc Bidantium nhưng vì chính quyền của Bidantium ở Italia suy yếu nên thực tế được hoàn toàn độc lập. Do vậy, mưu đồ làm chúa tể cả việc đạo và việc đởi của giáo hoàng đối với thế giới Kitôgiáo càng không bị ràng buộc.
Một khi thế lực đã mạnh thì dã tâm của giáo hoàng cũng càng lớn. Năm 568, người Lôngba xâm nhập Italia. Như vậy, Italia bị ngưởi Bidantium và ngưởi Lôngba chia nhau chiếm đóng.
Định lợi dụng sự đấu tranh giữa hai bẽn để mưu lợi ích riêng cho mình, giáo hoàng khi thì kí hiệp định với bẽn này, khi thì cam kết với bên kia. Đến khi thế lực của vương quốc Frâng lớn mạnh và ngày càng giữ vai trò quan trọng ở Tây Âu thì giáo hoàng Rôma lại kết đồng minh với vua Frâng để chống lại ngưởi Lôngba.
Năm 754 và 755, vua của vương quốc Frâng là Pêpanh “Lùn” hai lần đem quân sang Italia đánh lại ngưởi Lôngba, chiếm được tỉnh Rôma và khu Ravenna rồi đến năm 756 đem những vùng đất ấy giao cho giáo hoàng. Từ đó, giáo hoàng có một lãnh thổ thực sự và quốc gia của giáo hoàng cũng giống như những vương quốc phong kiến khác ở Tây Âu.
Để chứng minh bằng lịch sử cho quyền thống trị của giáo hoàng ở Tầy Âu và để chứng minh quyền lực của giáo hoàng Rôma cao hơn Tổng giám mục khác và cao hơn cả chính quyền thế tục, các giáo hoàng thưởng bịa ra những văn kiện giả mà cái gọi là “Sự trao tăng của Côngxtăngtinút” là một thí dụ tiêu biểu.
Đọc thêm tại : http://kholichsu.blogspot.com/2015/06/to-chuc-giao-hoi-so-ki-phong-kien.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tim hieu lich su