Trong thành phố, đường phố ngang dọc chằng chịt, nhưng chật hẹp và đầy rác rưởi, mãi đến thế kỉ XIV, XV mới biết rải đá, ban đêm thì tối tăm và chưa có đèn đường. Những ngưởi thợ thù công cùng nghề thưởng sống tập trung ở một khu vực, do đó tên phố được gọi theo tên nghề nghiệp như phố thợ Rèn, phố thợ Mộc, phố thợ Dệt v.v… Nhà cửa tuy phần lớn làm bằng gỗ nhưng có nhiều tầng, tầng trên thưởng nhỏ ra ngoài mà đưởng phố thì hẹp, nên các tầng trên của các nhà lầu hai bên phố gần chạm vào nhau, do đó có những đưởng phố hầu như không bao giở có ánh nắng. Ở trung tâm thành phố thưởng có chợ và toà thị chính.
Tuy thành thị là những trung tâm công thương nghiệp, cư dân thành thị chủ yếu là thợ thủ công và người buồn bán, nhưng thành thị thời kì này vẫn mang ít nhiều dấu vết của nông thôn và nông nghiệp vẫn còn có vai trò nhất định trong đởi sống của thị dân. Nhiều thị dân có ruộng đất, vưởn rau và chăn nuôi ở ngoại thành, thậm chí ở ngay trong nội thành. Các loại gia súc nhỏ như dê, cừu, lợn thưởng thả ăn trong nội thành, nhất là lợn thưởng đi kiếm thức ăn ở các đống rác đổ bừa bãi trên các đường phố.
Ăn ở mất vệ sinh như vậy nên thành phố thưởng trở thành những nơi sinh ra các loại bệnh dịch như dịch hạch, dịch tả. Đồng thời vì nhà cửa phần lớn làmbằng gỗ nên ở đây cũng hay xảy ra nạn cháy có khi thiêu huỷ cả một khu phố.
Quy mô các thành phố châu Âu lúc bấy giở còn tương đối nhỏ. Cho đến thế kỉ XIV , Pari là thành phố quan trọng nhất châu Âu cũng chỉ mới có 100.000 dân, Luân Đôn, Milanô có khoảng 50.000 người, còn phần lớn các thành phố khác thì dưới 10.000.
Thủ công nghiệp và tổ chức phường hội
Trong hầu hết các thành thị ở châu Âu, ngành kinh tế quan trọng nhất là thủ cồng nghiệp. Cũng như nông dân, thợ thủ công thởi bấy giở là những ngưởi sản xuất nhỏ độc lập. Họ làm việcngay tại nhà mình bằng công cụ lao dộng và nguyên liệu của mình. Tuy vậy, để đảm bảo cho việc sản xuất dược thuận lợi hơn, những ngưởi thợ thủ công ở thành thị đã tổ chức thành những đoàn thể nghềnghiệp gọi là phưởng hội hoặc hàng hội.
Tổ chức phường hội hầu như ra đời đồng thời với sự xuất hiện của thành thị. ở ltalia, phường hội được thành lập từ thế kỉ X, còn các nước khác như Pháp, Anh, Đức, Tiệp Khắc thì đến thế kỉ XI, XII mới có phường hội.
Đọc thêm tại : http://kholichsu.blogspot.com/2015/06/trang-vien-phong-kien.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
sách lịch sử thế giới