Triết học kinh viện là một thuật ngữ dịch từ chữ Scolasticustrong tiếng latinh nghĩa là triết học nhà trưởng, vì đó là môn học rất được chú trọng trong các trường đại học lúc bấy giờ.
Vào thế kỉ XII, tại các đình vương quốc Noócmăngđi trên đảo Xixilia và ở Trường đại học Tôlêdô ở Tây Ban Nha, các học giả đã tiến hành phiên dịch những tác phẩm của Hy Lạp cổ đại đã được dịch ra tiếng A Rập, đồng thời còn dịch các tác phẩm bằng tiếng Hy Lạp được bảo tồn ở Bidantium.
Việc dó đã làm cho sự hiểu biết của ngưởi Tây Âu càng được mở rộng. Nhưngcác nhà triết học kinh viện muốn khai thác các kiến thức ấy để phục vụ cho thần học, do đó đã vận dụng một cách xuyên tạc học thuyết của các triết gia Hy Lạp và Rôma cổ đại, nhất của Arixtôt. Người có thành tích lớn nhất về mặt này là Anbe (1 193-1280), một giáo sĩ người Đức. Ông đã chú thích loàn bộ các tác phẩm của Arixtôt thuộc các lĩnh vực lôgich học, siêu hình học, luân lí học, vật lí học, thiên văn học, địa lí học, động vật học, thực vật học ; qua đó chứng minh rằng giáo lí của đạo Kitô không hề trái ngược với triết học và khoa học tự nhiên. Chính vì sự hiểu biết uyên bác như vậy, nên ông dược gọi là Anbe “vĩ đại”.
Triết học kinh viện có một đặc điểm là áp dụng phương pháp biện luận cực kì rắc rối, rất chú trọng lôgich hình thức. Nói chung, các nhà triết học kinh viện cho ràng, đối với các hiện tượng tự nhiên người ta không cần phái quan sát, thí nghiệm mà chỉ cần dùng phương pháp tư duy trừu tượng cũns có thể đạt đến chân lí.
Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về vấn đề khái niệm chung, các nhà triết học kinh viện đã chia làm hai phái là phái duy danh(nominalisme) và phái du thực(réalisme). Phái duy danh cho rằng khái niệm chung do tư duy củacon người sáng tạo ra là tên gọi của các vật thể riêng lẻ và các vật thể riêng lẻ có trước khái niệm chung. Còn phái duy thực thì cho rằng trước khi có một vật thể nào đó thì khái niệm về vật thể ấy đã tồn tại, đã có thực rồi. Như vậy, duy thực là chủ nghĩa duy tâm hoàn toàn, còn duy danh là trường phái có nhân tố của chủ nghĩa duy vật. Chính vì thế, tuy vẫn tin Chúa, nhưng các nhà duy danh thường bị giáo hội ngược đãi và rút phép thông công, trái lại những ngưởi duy thực rất được đề cao, trong đó người tiêu biếu nhất là Ackinat (Thomas Acquittas), quen gọi là Tômát Đacanh (Thomas d’Aquin).
Tômát Đacanh (1225-1274) là một giáo sĩ người Italia, là học trò của Anbe vĩ đại. Ông đã biên soạn nhiều tác phẩm trong đó quan trọng nhất là Thần học toàn thư(Somme Théologique). Tác phẩm này rất đồ sộ, được chia làm bốn phần, gồm 100 chương trong đó dùng quan điểm của giáo hội để giải quyết 1.000 vấn đề thần học và bác lại 10.000 thuyết. Ông cho rằng vũ trụ chia làm nhiều đẳng cấp, bắt đầu là phi sinh vật, dần dần lên đến người, tín đồ, thiên sứ, rồi cao nhất là Chúa trời. Mỗi một đẳng cấp thấp đều muốn vươn lên đẳng cấp cao, vì vậy cả hệ thống ấy đều hướng về Chúa Trời, Chúa là mục đích cuối cùng của vũ trụ.
Tác phẩm này được giáo hội thừa nhân là một sự tổng kết về giáo lí của đạo Thiên chúa. Do công lao ấy, sau khi ông chết không lâu, đến đầu thê kỉ XIV, ông được giáo hội phong thánh.
Trong số các nhà triết học kinh viện có một trưởng hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là Rôgiơ Bêcơn (Roger Bacon, khoảng 1214-1292), một giáo sĩ ngưởi Anh và là Giáo sư Trường đại học Oxíớt.
Trái với Tômát Đacanh, Rôgiơ Bêcơn rất chú ý nghiên cứu vật lí học và hoá học, rất coi trọng phương pháp thí nghiệm và đã có nhiều cống hiến về mặt quang học. Chính ông là người đầu tiên giải thích hiện tượng cầu vồng và cũng là người đầu tiên ở châu Âu đem thuốc súng áp dụng vào lĩnh vực quân sự. Ông đã biết chú ý đến từ tính của nam châm, rất đề cao toán học, coi đó là cơ sở không thể thiếu được của tất cả mọi tri thức.
Đi trước thời đại của mình, ông có nhiều dự kiến thiên tài như người ta có thể chế tạo những loại kính “để ở cự li rất xa mà có thể đọc được những chữ rất nhỏ, phân biệt được những vật hết sức bé, quan sát các vì sao” ; có thể chế tạo được những chiếc thuyền đi biển và đi sông rất lớn mà chỉ cần một người điều khiển chứ không cần mái chèo. Ông cũng đã nghĩ đến chiếc xe bốn bánh chạy rất nhanh mà không cần ngựa kéo, nghĩ đến máy bay “người ngồi trong đó, cánh đập không khí bay như chim”, nghĩ đến cần trục, đến cầu không có cột v.v..
Do những hiểu biết sâu rộng ấy, ông được gọi là “nhà bác học đáng khâm phục”, nhưng cũng vì những đề xuất mạnh dạn ấy, ông bị giáo hội kết tội là một tên phù thuỷ đề xướng dị đoan và bị bắt bỏ ngục. Mãi 14 năm sau ông mới được tha. Lúc đó, ông đã rất già yếu nên hai năm thì chết.Sang thế ki XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái. Từ đấy, các nhàtriết học kinh viện không nghiên cứu khoa học tự nhiên và cáctác phẩm cổ điển nữa mà chỉ làm công viêc biên hô cho giáo lí của đaoThiên chúa, đồng thời họ đấu tranh mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tưsản mới ra đời tức là những ngưởi theo chủ nghĩa nhân văn
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lịch sử thế giới trung đại