Các thành thị đều xây dựng trên đất đai của lãnh chúa, thậm chí có một số thành phố không phải chỉ nằm trên đất của một mà của nhiều lãnh chúa. Ví dụ : Pari xây dựng trên đất của hai lãnh chúa, Bôve nằm trên đất của ba lãnh chúa, Amiêng nằm trên đất của bốn lãnh chúa. Do vậy, khi mới ra đời, các thành thị đều bị lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.
Là chủ sở hữu, lãnh chúa có quyền chuyển thành phố cho con cháu hoặc bán cho kẻ khác. Lãnh chúa thưởng uỷ nhiệm cho những đại diện của mình đến quản lí thành phố, đổng thởi có rất nhiều quyền đối với thành phố như quyền tư pháp, quyền đúc tiền, quyền thu thuế, quyền cư trú trong những ngày lãnh chúa đến thành phố, quyền trưng dụng ngựa để phục vụ cho những việc cần thiết. Ở một số thành phô lãnh chúa còn bắt thị dân phải làm một số công việc tạp dịch. Sự bóc lột và hạch sách của lãnh chúa không ngừng tăng lên cùng với sự giàu có ngày càng tăng của thành thị, do đó dã cản trở sự phát triển của công thương nghiệp. Trước tình hình ấy, thị dân đã đoàn kết lại để đấu tranh với lãnh chúa nhằm giành quyền tự trị cho thành phố. Để đạt mục đích đó, có một số thành phố đã nộp cho lãnh chúa một khoản tiền lớn để được hưởng quyền tự do, nhưng hình thức thông thưởng nhất là đấu tranh vũ trang.
Hình thức đấu tranh bằng bạo lực của thị dân đã ra sớm nhất ở Milanô. Năm 1037, lực lượng vũ trang của thành phố đã sớm đánh đuổi được quân đội của Tổng giám mục (lãnh chúa của thành phố) và viện binh của các chúa phong kiến khác. Sau đó, thị dân ở đây đã thành lập chính quyền tự trị của thành phố.
Cuộc đấu tranh của thành phố Lăng ở Bắc Pháp cũng là một ví dụ tương đối điển hình. Để được phép thành lập công xã tự trị, năm 1108, thị dân ở đây đã nộp cho lãnh chúa là Giám mục Gôđri một khoản tiềnlớn, đổng thời nộp tiền cho vua Lui VI của Pháp để được phê chuẩn. Nhưng đến năm 1112, sau khi tiêu hết tiền, Gồđri tuyên bố xoá bỏ quyén tự trị của thành phố Lăng nên thị dân nổi dậy khởi nghĩa, giết chết Gôdri, do đó lại giành được quyền lập công xã tự trị.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
sách lịch sử thế giới