Những cải tiến quan trọng trong quá trình lao động sản xuất

     Cho đến thế kỉ XVI, lao động thủ công vẫn là cơ sở của việc sản xuất, nhưng đồng thời trong lĩnh vực thủ công nghiệp đã có nhiều phát minh, nhiều cải tiến quan trọng, do đó đã thúc đẩy sức sản xuất phát triển nhanh chóng.

     Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, sức nước là một nguồn năng lượng rất quan trọng, bởi vậy sự cải tiến guồng nước đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều ngành sản xuất. Kế thừa thời cổ đại, đến cuối thế kỉ XIV, guồng nước đã được hoàn thiện. Guồng nước cải tiến không cần đặt trên mặt sông mà có thể đặt ở bất cứ nơi nào thuận tiện cho việc lập các cơ sở sản xuất. Chỉ cần một kênh nhỏ dẫn nước từ trên cao đổ vào máng của guồng là có thể làm cho guồng quay với tốc độ nhanh. Năng lượng mới được sử dụng vào nhiều ngành sản xuất như xay hạt ngũ cốc, xẻ gỗ, ép dạ, nghiền quặng, khởi động các ống bễ để quạt lò luyện kim, chuyển động búa tạ để ép sắt v.v… Việc sử dụng rộng rãi năng lượng nước cho phép thay thế dần sức người và sức súc vật trong một số cơ sở sản xuất.

 lao động sản xuất


     Đồng thời với việc cải tiến và sử dụng rộng rãi guồng nước là những tiến bộ mới về kĩ thuật sản xuất trong các ngành công nghiệp. Trong nghề dệt len dạ, các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm, ép… đều có những cải tiến rất lớn. Từ thế kỉ XIII, chiếc xa quay sợi bằng tay đã được phát minh để thay thế cho hòn chì xe chỉ thồ sơ. Đến cuối thế kỉ XV, người ta lại phát minh ra xa quay sợi tự đông có bàn đạp. Trong khâu dệt, chiếc khung cửi nằm ngang thay thế cho loại khung cửi dựng đứng được sử dụng trước kia. Khi đạp dạ thì dùng những chày lớn chuyển động bằng sức nước. Trong khâu nhuộm, ngoài chàm, người ta còn sử dụng nhiều nguyên liệu đưa từ phương Đông đến, do đó màu sắc hàng dệt phong phú và đẹp. Sự tiến bộ về kĩ thuật trong nghề dệt không những làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng mà còn tạo ra được nhiều loại sản phẩm mới chất lượng cao hơn trước. Ngoài len dạ, nghề dệt lụa và vải bông cũng bắt đầu phát triển ở Tây Âu.

     Nghề khai mỏ và luyện kim cũng phát triển mạnh, nhất là ở Đức, Ao, Tiệp Khắc, Hunggari V.V.. Trước kia người ta chỉ mới khai thác được những mỏ lộ thiên hoặc ở độ sâu không đáng kể. Nay nhở việc sử dụng các loại máy chuyển động bằng sức nước, sức gió…, người ta có thể khai thác quặng ở những hầm lò tương đối sâu. Công việc nghiền quặng, rửa quặng cũng được cơ giới hoá.



Sự ra đời của văn học thành thị và những thành tựu của nó

     Văn học thành thị ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XII, khi tầng lớp thị dân đang ngày một lớn mạnh. Nguồn gốc của dòng văn học này cũng là dân ca và những truyện dân gian do những người thợ thủ công vốn là nông nô đưa từ nông thôn vào thành thị. Vì vậy loại văn học này viết bằng tiếng nói của nhân dân và nội dung mang tính chất chống phong kiến và chống giáo hội Thiên chúa rất rõ rệt.

     Văn học thành thị bao gồm các hình thức thơ, kịch, truyện ngắn và thưởng mang tính chất trào phúng nhằm đả kích giai cấp phong kiến, vạch trần sự tham lam và những hành vi xấu xa của tầng lớp giáo sĩ, đồng thời miêu tả sự thông minh tháo vát của nhân dân. Những truyện ngắn tương đối tiêu biểu là Di chúc của con lừa, Thầy lang vườn. “Di chúc của con lừa” kể chuyên một linh mục đã chôn con lừa của mình vào đất thánh của giáo hội nên bị phạt, nhưng theo lời trăng trối của con lừa đem nộp cho giáo chủ một số tiền nên được tha.

     “Thầy lang vườn” kể chuyện một nông dân làm cho một công chúa đang bị hóc xương bật cười mà khỏi. Từ đó cả thành phốđến nhờ anh ta chữa bệnh. Để khỏi bị quấy rầy, anh ta đi nói chuyện với từng người, yêu cầu người bị bệnh nặng nhất phải hy sinh minh để thiêu lấy tro chữa cho những ngưởi khác, vì vậy ai cũng báo mình không có bệnh nữa.

     Tác phẩm nổi tiếng nhất là Truyện con cáo, trong đó các con vật đã dược nhân cách hoá và tượng trưng cho các hạng người khác : sư tử đại biểu cho vua, gấu chó đại biểu cho lãnh chúa phong kiến, chó sói đại biểu cho kị sĩ, lừa đại biểu cho linh mục, con cáo xảo quyệt đại biểu cho thị dân, các loài vật nhỏ bé như gà, thỏ, ốc sên đại biểu cho nhân dân.

     Nội dung chủ yếu của truyện này nói về sự tranh chấp giữa con cáo Rơna (Renart) tinh khôn và con chó sói Idănggranh (Isengrin) ngu độn, đồng thời cũng đề cập đến sự hà hiếp của con cáo đối với những con vật nhỏ.

     Truyện con cáo lúc đó được đông đảo người đọc rất ưa thích và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Flăngđrơ, Anh, Đức, Italia. Người ta ham đọc truyện này đến nỗi các giáo chủ phải kêu lên rằng các tu sĩ thích xem Truyện con cáo hơn là truyện các thánh tử vì đạo.

     Kịch bản của thành thị bắt nguồn từ lối biểu diễn hoá trang của nhân dân và phần nhiều mang tính chất hài hước châm biếm. Tác phẩm nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là kịch Rôhanh Mariông của Ađam đơ la Han (Adam de la Halle) (1238-1286), nội dung miêu tả mối tình giữa một chàng trai và cô gái chăn cừu. Đến nửa sau thế kỉ XII, ở miền Bắc nước Pháp xuất hiện một kiến trúc mới gọi là kiến trúc Gôtích. Đặc điểm của lối kiến trúc này là vòm cửa nhọn, nóc nhà nhọn, bên ngoài có tháp cao vút, tường tương đối mỏng, cửa sổ lớn và trang sức bằng nhiều loại kính màu làm cho trong nhà có đầy đủ ánh sáng. Trước cửa lại có nhiều bức phù điêu sinh động.

 thành thị


     Lối kiến trúc này rất phù hợp với yêu cẩu làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của tôn giáo nên trước hết được áp dụng để xây dựng các giáo đường, ngoài ra còn được dùng để xây các công sở và dinh thự. Hơn nữa, với những tháp chuông cao vút hơn 100m có thể nhìn thấy từ xa, với sự trang trí đẹp đẽ bề thế của toàn bộ toà nhà, các công trình kiến trúc này không những thể hiện một bước tiến mới về nghệ thuật xây dựng mà còn thể hiện sức mạnh và sự giàu có của cư dân thành thị lúc bấy giờ. Do những ưu điểm đó, lối kiến trúc Gôtích này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc V.V..

     Tóm lại từ thế kỉ XI – XIII, tuy giáo hội Thiên chúa vẫn giữ vai trò lũng đoạn về tư tưởng nhưng về văn hoá đã đạt được những thành tựu nhất định. Tình hình đó là một trong những tiền để dẫn đến Phong trào văn hoá phục hưng, một bước phát triển nhảy vọt về văn hoá trong những thế kỉ sắp tới.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve lich su

Sự phát triển của văn học kị sĩ và thơ trữ tình của văn học Tây Âu

     Đến thời kì này, ngoài văn học dân gian bao gồm các bài hát, các truyện kể… và văn học Latinh (hay văn học nhà thở) bao gồm thơ, kịch, truyện viết bằng tiếng Latinh về đề tài tôn giáo, có hai loại văn học mới thể hiện sự phát triển của nền văn học Tây Âu là văn học kị sĩ và văn học thành thị.      Vào khoảng thế kỉ XII, do sự trưởng thành của mình và do chịu ảnh hưởng của văn minh thành thị, giai cấp quý tộc phong kiến Tây Âu đòi hỏi phải có một dòng văn học phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Trong hoàn cảnh ấy, có nhiều văn nhân du khách vào tận các lâu đài của các lãnh chúa, kể cho họ nghe những câu chuyện li kì của các hiệp sĩ, cũng có khi họ hát những bài ca ngợi ông chủ anh hùng khẳng khái, bà chủ diễm lệ yêu kiều. Hình thức sinh hoạt văn nghệ ấy làm cho cuộc sống tẻ nhạt của các lãnh chúa trong những lâu đài kín cổng cao tưởng trở nên vui vẻ. Do đó, các văn nhân ấy đã được các gia đình quý tộc nuôi làm thực khách để chuyên môn mua vui cho họ. Văn học kị sĩ vì thế mà có điều kiện phát triển.

     Văn học kị sĩ thường bắt nguồn từ những câu chuyện được lưu truyền trong nhân dân, những nhân vật chính trong đó được xây dựng thành một con người mang đầy đủ các tính cách của giới kị sĩ, đó là trung thành với lãnh chúa, ngoan đạo, tôn thờ người đẹp và dũng cảm trong chiến đấu, nhất là đối với dị giáo.

Văn học kị sĩ


     Văn học kị sĩ có thể chia thành hai loại chính là anh hùng ca và thơ trữ tình. Bài ca Rôlăng, Bài ca Xít, Bài ca Nibêlunghenlà những bản anh hùng ca tương đối nổi tiếng lúc bấy giờ.

- Bài cơ Rôtăng được sáng tác vào khoảng năm  100 ở Pháp, dựa vào câu chuyện dân gian kể về cuộc chiến tranh giữa Saclơmanhơ và người A Rập ở Tây Ban Nha năm 778.

     Sau khi vây đánh thành Xaragôxơ ở Tây Ban Nha do người A Rập thống trị thành công, người Frăng phải kí hoà ước với ngưởi A Rập để rút quân về nước. Nhưng do sự phán tróc của người A Rập, hậu quân của Sáclơmanhơ do Bá tước Rôlăng chi huy đã bị quân A Rập phục kích và tiêu diệt ở đèo Rôngxơvô thuộc vùng núi Pirênê. Trong giờ phút nguy nan ấy, Rôlăng đã tỏ ra hết sức trung thành với vua của minh và đã dũng cảm chiến đấu cho đến chết.

     Bài trường ca này dài 1400 câu.

- Bài ca Xít xuất hiện vào thế kỉ xu ở Tây Ban Nha, nội dung miêu tả sự đấu tranh giữa người Tây Ban Nha và ngưởi Ả Rập, trong đó bao gồm cả cuộc đấu tranh với Hồi giáo.

- Bài ca Nibêlunghen xuất hiện vào thế kỉ XI11 ở Đức, miêu tả sự đấu tranh của người Buốcgônhơ chống lại người Hung nô vào thế kỉ V

     Còn loại thơ trữ tình thì chủ yếu phát triển ở Đức và Pháp. Tình yêu lãng mạn say đắm và mạo hiểm kiểu kị sĩ là chủ đề của loại thơ này mà tác phẩm tiêu biểu nhất là Tơrixtăng và Ydơ.

     Bắt nguồn từ một truyền thuyết lưu hành trong các bộ lạc Xentơ và được bổ sung bằng một số chi tiết bắt chước câu chuyện cánh buồm đen và cánh buồm trắng trong thần thoại Êgiê, tác phẩm này miêu tả tình yêu mãnh liệt bất chấp tất cả của Tơrixtăng và Ydơ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu lich su

Tìm hiểu về triết học kinh viện

     Triết học kinh viện là một thuật ngữ dịch từ chữ Scolasticustrong tiếng latinh nghĩa là triết học nhà trưởng, vì đó là môn học rất được chú trọng trong các trường đại học lúc bấy giờ.

     Vào thế kỉ XII, tại các đình vương quốc Noócmăngđi trên đảo Xixilia và ở Trường đại học Tôlêdô ở Tây Ban Nha, các học giả đã tiến hành phiên dịch những tác phẩm của Hy Lạp cổ đại đã được dịch ra tiếng A Rập, đồng thời còn dịch các tác phẩm bằng tiếng Hy Lạp được bảo tồn ở Bidantium.

     Việc dó đã làm cho sự hiểu biết của ngưởi Tây Âu càng được mở rộng. Nhưngcác nhà triết học kinh viện muốn khai thác các kiến thức ấy để phục vụ cho thần học, do đó đã vận dụng một cách xuyên tạc học thuyết của các triết gia Hy Lạp và Rôma cổ đại, nhất của Arixtôt. Người có thành tích lớn nhất về mặt này là Anbe (1 193-1280), một giáo sĩ người Đức. Ông đã chú thích loàn bộ các tác phẩm của Arixtôt thuộc các lĩnh vực lôgich học, siêu hình học, luân lí học, vật lí học, thiên văn học, địa lí học, động vật học, thực vật học ; qua đó chứng minh rằng giáo lí của đạo Kitô không hề trái ngược với triết học và khoa học tự nhiên. Chính vì sự hiểu biết uyên bác như vậy, nên ông dược gọi là Anbe “vĩ đại”.

     Triết học kinh viện có một đặc điểm là áp dụng phương pháp biện luận cực kì rắc rối, rất chú trọng lôgich hình thức. Nói chung, các nhà triết học kinh viện cho ràng, đối với các hiện tượng tự nhiên người ta không cần phái quan sát, thí nghiệm mà chỉ cần dùng phương pháp tư duy trừu tượng cũns có thể đạt đến chân lí.

     Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về vấn đề khái niệm chung, các nhà triết học kinh viện đã chia làm hai phái là phái duy danh(nominalisme) và phái du thực(réalisme). Phái duy danh cho rằng khái niệm chung do tư duy củacon người sáng tạo ra là tên gọi của các vật thể riêng lẻ và các vật thể riêng lẻ có trước khái niệm chung. Còn phái duy thực thì cho rằng trước khi có một vật thể nào đó thì khái niệm về vật thể ấy đã tồn tại, đã có thực rồi. Như vậy, duy thực là chủ nghĩa duy tâm hoàn toàn, còn duy danh là trường phái có nhân tố của chủ nghĩa duy vật. Chính vì thế, tuy vẫn tin Chúa, nhưng các nhà duy danh thường bị giáo hội ngược đãi và rút phép thông công, trái lại những ngưởi duy thực rất được đề cao, trong đó người tiêu biếu nhất là Ackinat (Thomas Acquittas), quen gọi là Tômát Đacanh (Thomas d’Aquin).

     Tômát Đacanh (1225-1274) là một giáo sĩ người Italia, là học trò của Anbe vĩ đại. Ông đã biên soạn nhiều tác phẩm trong đó quan trọng nhất là Thần học toàn thư(Somme Théologique). Tác phẩm này rất đồ sộ, được chia làm bốn phần, gồm 100 chương trong đó dùng quan điểm của giáo hội để giải quyết 1.000 vấn đề thần học và bác lại 10.000 thuyết. Ông cho rằng vũ trụ chia làm nhiều đẳng cấp, bắt đầu là phi sinh vật, dần dần lên đến người, tín đồ, thiên sứ, rồi cao nhất là Chúa trời. Mỗi một đẳng cấp thấp đều muốn vươn lên đẳng cấp cao, vì vậy cả hệ thống ấy đều hướng về Chúa Trời, Chúa là mục đích cuối cùng của vũ trụ.

     Tác phẩm này được giáo hội thừa nhân là một sự tổng kết về giáo lí của đạo Thiên chúa. Do công lao ấy, sau khi ông chết không lâu, đến đầu thê kỉ XIV, ông được giáo hội phong thánh.

     Trong số các nhà triết học kinh viện có một trưởng hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là Rôgiơ Bêcơn (Roger Bacon, khoảng 1214-1292), một giáo sĩ ngưởi Anh và là Giáo sư Trường đại học Oxíớt.

     Trái với Tômát Đacanh, Rôgiơ Bêcơn rất chú ý nghiên cứu vật lí học và hoá học, rất coi trọng phương pháp thí nghiệm và đã có nhiều cống hiến về mặt quang học. Chính ông là người đầu tiên giải thích hiện tượng cầu vồng và cũng là người đầu tiên ở châu Âu đem thuốc súng áp dụng vào lĩnh vực quân sự. Ông đã biết chú ý đến từ tính của nam châm, rất đề cao toán học, coi đó là cơ sở không thể thiếu được của tất cả mọi tri thức.


Roger Bacon


     Đi trước thời đại của mình, ông có nhiều dự kiến thiên tài như người ta có thể chế tạo những loại kính “để ở cự li rất xa mà có thể đọc được những chữ rất nhỏ, phân biệt được những vật hết sức bé, quan sát các vì sao” ; có thể chế tạo được những chiếc thuyền đi biển và đi sông rất lớn mà chỉ cần một người điều khiển chứ không cần mái chèo. Ông cũng đã nghĩ đến chiếc xe bốn bánh chạy rất nhanh mà không cần ngựa kéo, nghĩ đến máy bay “người ngồi trong đó, cánh đập không khí bay như chim”, nghĩ đến cần trục, đến cầu không có cột v.v..

     Do những hiểu biết sâu rộng ấy, ông được gọi là “nhà bác học đáng khâm phục”, nhưng cũng vì những đề xuất mạnh dạn ấy, ông bị giáo hội kết tội là một tên phù thuỷ đề xướng dị đoan và bị bắt bỏ ngục. Mãi 14 năm sau ông mới được tha. Lúc đó, ông đã rất già yếu nên hai năm thì chết.Sang thế ki XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái. Từ đấy, các nhàtriết học kinh viện không nghiên cứu khoa học tự nhiên và cáctác phẩm cổ       điển nữa mà chỉ làm công viêc biên hô cho giáo lí của đaoThiên chúa,  đồng thời họ đấu tranh mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tưsản mới ra đời tức là những ngưởi theo chủ nghĩa nhân văn


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới trung đại

Sự thành lập các trường đại học ở Tây Âu thời Trung kì Phong Kiến

     Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự đòi hỏi của con người về các loại tri thức cũng tăng lên, nhưng các trường học của giáo hội không đáp ứng được những yêu cầu đó, vì vậy trường đại học của thành thị dần dần ra đời.

     Đầu tiên, từ thế kỉ X, nhiều trường học không dính dáng gì đến giáo hội đã được thành lập ở các thành phố khác ở Tây Âu. Những trường học thành thị này là cơ sở để phát triển thành các trường đại học sau này.

     Trường đại học ra đời sớm nhất ở Tây Âu là trường Đại học Bôlôna ở Italia được thành lập vào thế kỉ XI mà tiền thân của nó là trường Luật Bôlôna. Sang thế kỉ XII, XIII, nhiều trường đại học khác đã lần lượt xuất hiện như đại học Pari, đại học Oóclêăng ở Pháp, đại học Oxfdt (Oxford), đại học Kembrit (Cambridge) ở Anh, đại học Xalamanca ở Tây Ban Nha, đại học Palécmơ (Palermo) ở Italia v.v… Đến cuối thế kỉ XIV ở châu Âu đã có tất cả hơn 40 trường đại học.

     Trường đại học Oxfớt do lưu học sinh Anh ở trường đại học Pari vềthành lập. Còn trường đại học Kembrit thì do một bộ phận sinh viên của trường Oxfớt tách ra và tự thành lập một trường riêng.

đại học Oxford


     Khi mới thành lập, các trường học này gọi là “trường phổ thông” (Etudia generalia), sau dần dần gọi là “trường đại học” (Universitas). Chữ “Universitas” nghĩa đen là “liên hợp” vì trường đại học lúc đầu thực sự là một tổ chức liên hợp gồm các đoàn thể của sinh viên và giáo sư, những đoàn thể được lập ra để bảo vệ quyền lợi các thành viên giống như các phường hội của thợ thủ công.

     Trong số các trường đại học ở Tây Âu lúc bấy giở, điển hình nhất và cũng nổi tiếng nhất là Trường đại học Pari ra đời từ thế kỉ XII. Sinh viên ở đây lập thành bốn hội đồng hương là Noócmăngđi, Anh, Gôlơ và Picácđi. Các giáo sư cũng gia nhập những tổ chức mà về sau phát triển thành các khoa. Đến cuối thế kỉ XII, các tổ chức của sinh viên và giáo sư mới bắt đầu liên hợp lại bầu ra Hiệu trường để điều hành việc giảng dậy và học tập. Năm 1200, quy chế do trường đặt ra được vua Philip II phê chuẩn và như vậy, Trường đại học Pari được chính thức thành lập.

     Trường đại học Pari có bốn khoa là Nghệ thuật, Y học, Luật học và Thần học, trong đó Nghệ thuật là khoa sơ cấp, chương trình học tập là “bảy môn nghệ thuật tự do”. Tốt nghiệp bậc sơ cấp thì được cấp bằng Cử nhân. Các khoa Y học, Luật học và Thần học thuộc về bậc cao cấp. Chỉ những người đã có bằng Cử nhân mới được tiếp tục học. Tốt nghiệp bậc cao cấp thì được cấp bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Những người có bằng Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ mới được làm giáo sư giảng dạy ở trường đại học.

     Ngôn ngữ dùng để giảng dạy trong nhà trường là tiếng Latinh. Phương pháp học tập là lên lớp nghe giảng, ghi chép và thảo luận, trong đó thảo luận giữ vai trò rất quan trọng. Khi tốt nghiệp sinh viên phải làm luận văn tốt nghiệp và phải bảo vệ luận văn.

     Phương pháp tổ chức, giảng dạy và học tập ở các trường đại học khác ở châu Âu đều như thế cả. Như vậy, nội dung học tập trong các trường đại học ở châu Âu trong thời kì này khồng phải chỉ là thần học và các thầy giáo không phải là các giáo sĩ mà là những người thường. Thế là trường đại học đã thoát li khỏi giáo hội và phát triển một cách tự do. Đây là điều giáo hội không thể chấp nhận được, nên đã tìm cách nắm lấy các trường đại học, loại trừ các giáo sư có tư tưởng chống lại giáo hội và ca ngợi lí trí con người. Đến giữa thế kỉ XIII, Trường đại học Pari bị giáo hội khống chế hoàn toàn. Nhiều giáo sư tiến bộ bị đuổi và thay thế bằng các giáo sĩ. Từ đó môn học chiếm địa vị quan trọng nhất trong trường đại học là môn Triết học kinh viện. Tuy nhiên, Y học và Luật học là những môn học thực dụng nên vẫn được duy trì.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách lịch sử thế giới

Giáo hội làm ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng của đạo Kitô

     Song song với việc lũng đoạn về văn hoá giáo dục, giáo hội còn tích cực truyền bá hệ tư tưởng của đạo Kitô thởi trung đại mà trong đó chủ yếu là chủ nghĩa cấm dục. Người đặt cơ sở cho hệ tư tưởng này là Ôguxtin (Augustin, 354-430), Giám mục xứ Hippôn (ở Angiêri ngày náy).

     Lúc bấy giờ đế quốc Rôma đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, có nhiều người cho rằng sở dĩ như vậy là vì người Rôma theo đạo Kitô nên bị thần trừng phạt. Ôguxtin bèn viết quyển “Thành phố của Chúa Trời” (La Cité de Dieu) để biện hộ cho đạo Kitô. Trong tác phẩm người ta mới được sống trong cảnh sung sướng mãi mãi, còn ở thế giới trần tục này thì đầy rẫy tội ác và đau khổ. Vì vậy, muốn giũ sạch mọi tội lỗi để sau khi chết linh hồn được cứu vớt và được lên thiên đưởng thì phải ăn chay, sám hối, cấm dục, thoát li khỏi cuộc sống trần tục đi, tu trong nhà tu kín. Hơn nữa, tất cả mọi thứ ở đời đều do Chúa Trời sắp đặt. Chỉ có những người bằng lòng với số phận của mình, ngoan ngoãn phục tùng, một lòng tin thờ Chúa thì mới mong được cứu vớt… Rõ ràng là quan điểm đó rất phù hợp với lợi ích của giáo hội và chế độ phong kiến, do đó đã được coi là nền tảng của hệ tư tưởng và quan điểm đạo đức của giáo hội Kitô thời trung đại. Cùng với tình trạng kém phát triển về văn hoá giáo dục, sự gieo rắc tư tưởng này đã có tác dụng kìm hãm rất lớn đối với tư tưởng và tình cảm của nhân dân trong non mười thế kỉ.

đạo Kitô


      Ngoài Anquyn còn có nhiều học giả các nước khác như Pie, Paolô ngưởi Italia nhà thơ Têôđunphơ (Theodulí), Eginha (Eginhard) ngưởi Tây Ban Nha V.V.. Do vậy, cung đình của Sáclơmanhơ trở thành trung tâm học thuật của Tây Âu lúc bấy giờ. Hơn nữa, trường học cung đình của Sáclơmanhơ đã có ảnh hưởng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng của các trường học của giáo hội trong cả nước. Vì vậy, các nhà sử học phương Tây đã gọi phong trào học thuật này là “Phong trào văn hoá phục hưng thởi Carôlanhgỉêng”

      Tuy nhiên, về thực chất thì phong trào học thuật này vẫn lấy thần học làm nội dung học tập chủ yếu, lấy cung đình và nhà thờ làm trung tâm, khác hẳn với phong trào văn hoá phục hưng lấy thành thị làm trung tâm ở Italia sau này. Hơn nữa, trình độ hiểu biết của các nhà trí thức lúc đó cũng còn rất thấp. Những tài liệu giáo khoa về Ngữ pháp, Tu từ học, Thiên văn học v.v… lúc bấy giờ thường được soạn dưới hình thức vấn đáp giữa thầy và trò và nôi dung của nó cũng thưởng rất ngộ nghĩnh. Đoạn đối thoại sau đây giữa Anquyn và hoàng tử Pêpanh, con thứ hai của Sáclơmanhơ là một ví dụ :

Pêpanh hỏi: Chữ cái là gì ?

Anquyn đáp : Là người lính gác của lịch sử.

p : Văn tự là gì ?

A : Là kẻ phản bội của linh hồn.

p : Cái gì sinh ra văn tự ?

A : Ngôn ngữ.

p : Ngôn ngữ là gì ?

A : Là cái roi của không khí

P : Không khí là gì ?

A : Là kẻ bảo vệ tính mệnh con người

P : Con ngưởi là gì ?

A : Là nô lệ của tuổi già, là người qua đường, là khách ở trong nhà mình

P : Con người giống cái gì ?

A : Giống quả cầu.

p : Con người được xếp đặt như thế nào ?

A : Như ngọn đèn trước gió.

     Thời gian tồn tại của cái gọi là “Phong trào văn hoá phục hưng thời Carôlanhgiêng” cũng rất ngắn ngủi. Sau khi Sáciơmanhơ chết (năm 814) không bao lâu, đế quốc do ông thành lập không duy trì được sự thống nhất nữa và sự phát triển tạm thời về văn hoá cũng suy sụp.



Tình trạng văn hóa giáo dục của Tây Âu

     Vào thời kì cuối của đế quốc Rôma, cùng với sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự suy sụp toàn diện về kinh tế, nền văn hoá huy hoàng một thời cũng bị lụi tàn. Những cuộc chinh phục liên tiếp của các tộc Giecmanh trên lãnh thổ của đế quốc đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại. Chỉ có một thứ hầu như không bị người man tộc xâm phạm, đó là các nhà thờ và tu viện của đạo Kitô. Chính vì thế, chỉ có ở những cơ sở tôn giáo nàỵ mới giữ lại được một số thành tựu của nền văn hoá cổ đại.

     Trong khi đó các vương quốc của người Giecmanh mới thành lập không hề chú ý tới sự nghiệp giáo dục, cho nên hầu hết giai cấp quý tộc kể cả nhà vua đều mù chữ. Toàn xã hội không có trường lớp do giáo hội mở để đào tạo giáo sĩ.

đế quốc Rôma


     Tuy giáo sĩ là tầng lớp có văn hoá duy nhất trong xã hội, nhưng chỉ trừ một số rất ít người có tiếng tăm, còn nói chung trình độ học thức của họ rất hạn chế.

     Do nhiệm vụ của giáo dục lúc bấy giờ chỉ đào tạo giáo sĩ, nên nội dung học tập chủ yếu là Thần học, môn học được suy tôn là “bà chúa của khoa học”. Ngoài Thần học, còn có các môn Ngữ pháp, Tu từ học, Lôgich học, Số học, Hình học, Thiên văn học và Âm nhạc được gọi là “bảy môn nghệ thuật tự do”.  Các môn học này đều là những môn phụ trợ và phải phục vụ cho Thần học.

     Trong số 7 môn này, môn Ngữ pháp được đặc biệt chú trọng do đó thường được vẽ hình một bà hoàng đầu đội mũ miện làm biểu tượng Nhiệm vụ của môn Ngữ pháp là dạy tiếng Latinh, thứ ngôn ngữ chính dùng trong các nghi thức ở nhà thờ và để đọc Kinh thánh.

     Lôgich học được gọi là “đầy tớ của Thần học” cùng với môn Tu từ học chủ yếu dạy thuật hùng biện để biện hộ cho Kitô giáo chiến thắng các tà giáo.

     Số học dùng để giải thích một cách thần bí những con số gặp trong kinh thánh, đồng thời để biết tính toán, đếm được gạch ngói khi xây dựng các cơ sở của giáo hội.

     Hình học là môn học miêu tả về quả đất, nhưng do sự hiểu biết có hạn, nên nội dung thưởng sai lầm, thậm chí rất hoang đường. Ví dụ trong một quyển sách tham khảo của môn Hình học có một đoạn như sau :

     “Đây là bộ mặt không phải người ở một sa mạc hoang vu (ở Êtiôpi) và ở các bộ lạc kì quái. Một số bộ lạc không có mũi, tất cả bộ mặt của họ đều giống nhau và tầm thường… miệng của một bộ lạc khác thì dính lại với nhau, họ chỉ có một lỗ nhỏ để hút thức ăn bằng bột mì… còn người Êtiôpi của tộc Môrơ thì có bốn mắt, đó là vì để bắn cho chính xác”.

     Môn Thiên văn học chủ yếu là để chọn ngày cho nhà thờ làm lễ. Còn quan niệm về trời đất của họ lúc bấy giở thì hoàn toàn trái với khoa học. Họ kiên quyết chống lại thuyết quả đất hình cầu vì họ lập luận rằng nếu nói mặt đất hình cầu thì phải thừa nhận có những ngưởi phải đi lộn đầu xuống dưới mà như thế là không thể được. Vì vậy, theo giáo lí của đạo Kitô, mặt đất giống như một cái mâm tròn nổi trên mặt biển, còn trời giống như một cái mái tròn có bốn cột chống đỡ. Trung tâm của mặt đất là Giêrudalem.

     Như vậy, tình hình văn hoá giáo dục ở Tây Âu trong thời kì này rất thấp kém và hoàn toàn bị giáo hội Kitô lũng đoạn. Hơn nữa, một khi trở thành kẻ được bảo tổn một số thành tựu của văn hoá cổ đại, giáo hội chỉ giữ lại những gì có lợi cho mình, còn những gì trái với giáo lí của đạo Kitô đều bị huỷ bỏ hoặc cắt xén một cách không thương tiếc. Việc đó càng làm cho nền văn hoá Tây Âu bị suy sụp nghiêm trọng. 


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve lich su

Hậu quả của cuộc viễn chinh Thập tự

     Phong trào viễn chinh Thập tự cuối cùng đã thất bại hoàn toàn. Trong hai cuộc viễn chinh lần thứ nhất và thứ tư, quân phong kiến Tây Âu đã chiếm được Giêrudalem và Côngxtăngtinôplơ, và đã thành lập những vương Quốcmới, nhưng chỉ duy trì được mấy chục năm mà thôi.

     Do chiến tranh sớm muộn đều thất bại, nên mọi mưu đồ của các tầng lớp xã hội ở Tây Âu nói chung đều không đạt được. Toà thánh Rôma chẳng những không thực hiện được dã tâm muốn mở rộng thế lực của giáo hội Thiên chúa sang phương Đông, trái lại sự tàn bạo của quân Thập tự càng làm cho giáo hội và Giáo hoàng mất uy tín. Giai cấp phong kiến Tây Âu bao gồm các lãnh chúa lớn và kị sĩ cuối cùng cũng không đạt được mục đích chiếm đất đai để thành lập lãnh địa. Chỉ có Vênêxia và một sốthành phố khác ở Bắc Italia là thu được nhiều lợi qua các cuộc chiến tranh này. Vênêxia không những đã chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, chiếm được nhiều cứ điểm mới ở Đông Địa Trung Hải mà quan trọng hơn là đã giành được quyền lũng đoạn thương nghiệp ở phương Đông.

cuộc viễn chinh Thập tự


Trong khi đó, những cuộc viễn chinh Thập tự diễn đi diễn lại nhiều lần trong gần 2 thế kỉ đã gây nên rất nhiều thảm hoạ. Trước hết, những cuộc chiến tranh xâm lược này đã làm cho hàng chục vạn nhân dân phương Đông bị giết hại; nhiều thành phố, nhiều di sản văn hoá quý giá bị phá huỷ ; sức sản xuất bị đình đốn… Đồng thời, phong trào viễn chinh này cũng làm cho hàng chục vạn cư dân Tây Âu bao gồm nông dân, kị sĩ, lãnh chúa… phải bỏ mạng trên đường hành quân hoặc ở chiến trường. Hơn nữa, giai cấp phong kiến phương Tây phải dốc ra rất nhiều của cải cho các cuộc chiến tranh ấy.

     Tuy vậy, các cuộc viễn chinh Thập tự cũng có những hậu quả khách quan tích cực nào đó đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu.

     Về kinh tế, do giành được quyền lũng đoạn trong việc buôn bán ở vùng Đông Địa Trung Hải, sốlượng hàng hoá của phương Đông như hương liệu, tơ lụa, đồ trang sức… tăng lên so với trước rất nhiều. Vì vậy, nhiều thànhphố ở Bắc Italia, Nam Pháp, Tây Ban Nha như Vênêxia Giêneva Mácxây… đã phát triển nhanh chóng và về sau trở thành những thành phố lớn ở Tây Âu.

     Ngoài ra, sau các phong trào viễn chinh Thập tự, nhiều nghề mới như làm giấy, làm thuỷ tinh, chế tạo thuốc súng, kĩ thuật tiên tiến trong nghề dệt, nghề luyện kim, nhiều loại nông sản mới như lúa, kiều mạch, chanh, dưa hấu… đã xuất hiện ở Tây Âu. Việc truyền bá các thứ đó sang phương Tây một phần là do người Ả Rập truyền qua Tây Ban Nha, một phần là do quân Thập tự trực tiếp học tập kinh nghiệm và đưa từ phương Đông về.

     Về văn hoá, trong cuộc đánh chiếm Côngxtangtinôplơ, nhiều di sản văn hoá bị phá huỷ và cướp bóc. Vì vậy, mặc dù vềsau đã được khôi phục, đế quốc Bidantium không còn giữ được địa vị trung tâm văn hoá của châu Âu nữa, trái lại, cùng với sự phát triển về kinh tế, Tây Âu đã dần dần thay thế vai trò ấy.

     Đồng thời, qua tiếp xúc với phương Đông, giai cấp phong kiến Tây Âu đã học tập được nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống hàng ngày như các nghi thức ở cung đình, những cử chỉ tao nhã, cách giao tiếp lịch sự, cách để tóc để râu, cách tắm rửa… Thức ăn, quần áo, vũ khí, đồ dùng… giờ đây cũng yêu cầu phải ngon lành, đẹp đẽ và cầu kì hơn. Ví dụ thức ăn thì phải có thêm đồ gia vị, kiếm thì cán phải khảm đồng và bao phải khảm vàng và ngà voi… Do vậy, đời sống văn hoá trong xã hội Tây Âu đã có một bước tiến rõ rệt.

     Về chính trị, khi chuẩn bị viễn chinh, nhiều lãnh chúa vì cần phải có một món tiền lớn nên thưởng bán ruộng đất tài sản của mình, lại còn giải phóng nông nô và cho thành thị được hưởng quyền tự do.

     Cuối cùng, phong trào viễn chinh Thập tự đã góp phần vào việc làm tan rã chế độ nông nổ và tạo điều kiện cho thành thị phát triển. Sau viễn chinh, số lãnh chúa còn sống sót về không phải là nhiều. Như vậy phong trào viễn chinh Thập tự đã làm cho tầng lớp lãnh chúa phong kiến bị suy yếu, đó là một điều kiện thuận lợi cho việc làm tăng thêm quyền lực của vua ở một số nước Tây Âu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu lich su

Khái quát bốn cuộc viễn chinh cuối cùng của quân Thập Tự

     Khái Cuộc viễn chinh lần thứ 5 (1217 – 1219) có sự tham gia của vua Hunggari và lãnh chúa phong kiến Đức, Áo, Nêđéclan. Nhưng đến Áccô, vua Hunggari quay về, bộ phận còn lại tấn công xuống Ai Cập, song cuối cùng bị thất bại. 

     Cuộc viễn chinh lần thứ 6 (1228 – 1229) do hoàng đế Đức Phriđrích II tiến hành. Ông đã dùng biện pháp ngoại giao kí với Xuntan Ai Cập một hoà ước, do đó đã chiếm được Giêrudalem và nhiều thành phốkhác Palextin. Nhưng trong quá trình ấy, do mâu thuẫn với toà thánh Rôma, giáo hoàng tuyên bố khai trừ giáo tịch của ông, lại còn cho quân tấn công lãnh địa của ông ở Nam Italia, nên ông phải vội vàng rút quân về. Đến năm 1244, Ai Cập lại chiếm Giêrudalem, và từ đó “đất thánh” của đạo Kitô vĩnh viễn ở trong tay người Hồi giáo.

Cuộc viễn chinh


      Cuộc viễn chinh lần thứ 7 (1248 – 1254) do vua Pháp Lui IX cầm đầu. Tham gia viễn chinh, ngoài bọn phong kiến Pháp còn có quý tộc và kị sĩ Anh. Mục tiêu của cuộc viễn chinh này là Ai Cập, nhưng cũng bị thất bại nặng nề. Bản thân Lui IX bị bắt, phải dùng một khoản tiển lớn để chuộc tự do và phải rút khỏi Ai Cập đến Áccô và năm 1254 thì rút về nước.

     Cuộc viễn chinh lần thứ 8 (1270) vẫn do vua Pháp Lui IX chỉ huy. Mục tiêu tấn công lần này nhằm vào Tuynít (Tunis), nhưng tại đây, Lui IX đã bị chết vì bệnh dịch hạch. Quân Thập tự tan rã.

     Sau đó, giáo hoàng còn nhiều lần hô hào tổ chức viễn chinh, nhưng không ai hưởng ứng. Đến năm 1289, Tơripôli bị Xuntan Ai Cập chiếm. Hai năm sau, cứ điểm cuối cùng của quân Thập tựở bờ Đông Địa Trung Hải là Áccô cũng bị rơi vào tay người Ai Cập và bị phá huỷ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới trung đại

Cuộc viễn chinh lần thứ 4 của Tây Âu tiếp tục thất bại

        Những khó khăn chồng chất ấy của Bidantium đối với dã tâm xâm lược của quân phong kiến Tây Âu lại là một thuận lợi rất cơ bản. Tháng 4-1204quân Thập tự tấn công và chiếm được Côngxtăngtinôplơ rồi thẳng tay cướp bóc, tàn sát, đốt phá. Lửa cháy liên tục 3 ngày đêm. Nhiều công trình kiến trúc, biểu tượng của một nền nghệ thuật tuyệt vời như cung điện, giáo đường … bị tàn phá.       Những kẻ tự xưng là “những chiến sĩ giải phóng mộ chúa” ấy còn cướp phá cả tượng thánh, đồ thờ, nơi giảng đạo v.v… Những của cải mà chúng vơ vét được nhiều đến mức một quyển sử biên niên Pháp đã chép rằng : “Từ khi khai thiên lập địa đến nay chưa có cuộc đánh chiếm thành phố nào lại lấy được nhiều chiến lợi phẩm đến như thế”. Theo sự thoả thuận từ trước, 3/4 số chiến lợi phẩm ấy thuộc về Vênêxia.

       Trong quá trình ấy, giáo hoàng Inôxăng III hết sức khuyến khích việc đánh chiếm Côngxtăngtinôplơ, nhưng sau khi việc đã rồi thì giả vờ lên tiếng trách quân Thập tự đã giày xéo “nước Bidantium Kitô giáo”.

Kitô giáo


      Sau khi chiếm được Côngxtăngtinôplơ, quân Thập tự không còn muốn đi giải phóng “đất thánh” Giêrudalem nữa mà ở lại đây để sinh cơ lập nghiệp. Trên 3/8 lãnh thổ Bidantium đã chiếm được, quân phong kiến Tây Âu lập một quốc gia mới gọi là đế quốc Latinh. Bá tước Bôđuanh (Baudouin) xứ Flăngđrơ, một thủ lĩnh củaquân Thập tự trong cuộc viễn chinh lần thứ tư được cử làm Hoàng đế đầu tiên và một giáo chủ Vênêxia được cử làm Tổng giám mục Thiên chúa giáo đầu tiênở Côngxtăngtinôplơ.

      Người Vênêxia cũng được chia 3/8 đất đai của đế quốc bao gồm các đảo trong đó có và Crét, một số thành phố ven biển và 3/8 kinh đô Côngxtăngtinôplơ.

      Người Bidantium giờ đây chỉ còn lại vùng ven biển Ađriatích và phần đất đai ở Tiểu Á. Trên phần lãnh thổ còn lại ấy, họ thành lập hai quốc gia mới là nước Êpia và nước Nixê. Nhưng nước này đã tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt với đế quốc Latinh. Nhân dân trong nước Latinh cũng rất căm thù kẻ thống trị ngoại lai tàn bạo, nên luôn luôn phản kháng. Đế quốc Latinh bị suy yếu nhanh chóng và đến năm 1261 thì bị sụp đổ trước sự tấn công của vương quốc Nixê. Đế quốc Bidantium lại được khôi phục.

      Đầu tiên vào năm 1212, một em bé mục đồng ngưởi Pháp 12 tuổi đã tự xưng là “sứ giả của chúa”, được chúa cử làm ngưởi chỉ huy đội quân nhi đồng đi giải phóng “đất thánh”. Tin đó được loan truyền đi các nơi rất nhanh chóng. Chỉ 3 tháng sau, 30.000 trẻ em Pháp đã tập hợp ở Mácxây để xuống thuyền đi Palextin. Nhưng2 thuyền đã bị đắm vì bão, số trẻ em trên 5 thuyền còn lại thì bị chủ thuyền chở sang Ai Cập bán làm nô lệ.

Tiếp đó, ở Đức cũng diễn ra một cảnh tương tự, 20.000 trẻ em đã được tập hợp lại để đi giải phóng mộ chúa. Trên đường sang Italia, nhất là khi vượt dãy núi Anpơ, các em đã bị chết mất khoảng một nửa, số còn lại đã đến tận miền Nam Italia. Tại đây, do sự can thiệp của chính quyền địa phương nên các em được đưa về Đức, trên đường về phần lớn các em bị chết vì đói và bệnh tật. Trong khi đó nhiệt tình viễn chinh của các tầng lớp cư dân trong xã hội đã giảm sút rất nhiều. Tuy vậy, do sự vận động tích cực của giáo hoàng, trong thế kỉ XIII, giai cấp phong kiến phương Tây còn tiến hành bốn cuộc viên chinh nữa, song càng về cuối càng kém rầm rộ so với trước.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách lịch sử thế giới

Bắt đầu cuộc viễn chinh lần thứ tư của phong kiến Tây Âu (1202-1204)

     Mặc dù đã tiến hành ba cuộc viễn chinh, mục đích của toà thánh Rôma và giai cấp phong kiến Tây Âu vẫn chưa đạt được. Vì vậy, đến thời giáo hoàng Inôxăng III (1198-1226), nhân khi thế lực của toà thánh vững mạnh uy tín của giáo hoàng được nâng cao, ông lại phát động một cuộc viễn chinh mới. Sự hô hào của giáo hoàng đã được các lãnh chúa phong kiến Pháp, Đức, Italia hưởng ứng. Theo kế hoạch của giáo hoàng thì mục tiêu của cuộc viên chinh này là Ai Cập, vì nếu đánh bại được Ai Cập thì sẽ chiếm được Giêrudalem một cách dễ dàng.

     Để thực hiện kế hoạch quân Thập tự phải hợp đồng với Vênêxia, nhờ họ dùng thuyền chở quân Thập tự đi viễn chinh và phải trả cho họ 85.000 đồng mác bằng bạc, ngoài ra còn phải chia cho họ một nửa đất đai và chiến lợi phẩm cướp được. Nhưng quân Thập tự không đủ tiền để thanh toán. Để bù vào số tiền 34.000 mác còn thiếu, Vênêxia yêu cầu quân Thập tự đánh chiếm thành phố Dara nằm trên bờ biển Ađriatích của vương quốc Hunggari, một địch thủ thương nghiệp của Vênêxia. Tháng 11-1202, quân Thập tự đã thoả mãn yêu cầu ấy của Vênêxia, mặc dù cư dân của thành phố này đều là tín đồ đạo Thiên chúa.

cuộc viễn chinh


      Trong khi quân Thập tự đang nghỉ ngơi để chuẩn bị lên đường viễn chinh thì đầu năm 1203, thái tử lưu vong của Bidantium là Alêxiút sai ngưởi đến cầu cứu. Vốn là, năm 1195, hoàng đế nước này là Idaắc II bị Alêxiút III lật đổ rồi chọc mù mắt và bắt cầm tù. Đến đầu năm 1202, thái tử Alêxiút trốn thoát sang Rôma. Vì vậy, sứ giả của thái tử yêu cầu quân Thập tự sang Côngxtăngtinôplơ để khôi phục ngôi vua cho hoàng đế hợp pháp của Bidantium. Nếu công việc thành công, hoàng đế Bidantium sẽ trả cho quân Thập tự 200.000 mác, sẽ cung cấp 10.000 binh lính và 500 kị sĩ đóng ở “đất thánh”. Yêu cầu đó lập tức được chấp nhận vì nó phù hợp với lòng mong muốn từ lâu của nhiều tầng lớp xã hội ở Tây Âu. Đặc biệt là lúc bấy giờ Vênêxia không muốn quân Thập tự tấn công Ai Cập vì việc buôn bán của họ ở đó đang có nhiều thuận lợi mà trái lại muốn tấn công Bidantium để được khống chế hoàn toàn việc buôn bán ở vùng này.

      Tháng 7-1203, quân Thập tự đổ bộ lên Côngxtăngtinôplơ. Alêxiút III chạy trốn. Idaắc II “mù” lại được lên ngôi. Mặc dầu đã tìm đủ mọi cách, ông ta vẫn không thể kiếm đủ số tiền để nộp cho quân Thập tự như đã hứa. Đất nước kiệt quệ, nhân dân kinh đô nổi dậy khởi nghĩa, Idaắc II lại bị lật đổ.



Cuộc viễn chinh lần thứ ba (1189-1192)

     Vào thập kỉ 70 của thế kỉ XII, ở vùng Đông Địa Trung Hải có một thay đổi quan trọng có quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của các quốc gia của quân Thập tự.

     Năm 1171, một viên tướng của Ai Cập là Xalaétđin (quen gọi là Xalađin) lật đổ vương triều Phatima rồi tự xưng làm Xuntan (vua), thống trị cả một đế quốc rộng lớn bao gồm Ai Cập, Xiri, Lưỡng Hà. Năm 1187, Xalaétđin đánh bại quân Thập tự ở gần hồ Tibêriat rồi chiếm được Giêrudalem. Quân Thập tự chỉ còn giữ được Antiốt, Tơripôli và Tia.

     Tin Giêrudalem bị thất thủ làm cho Tây Âu hoang mang đến nỗi giáo hoàng Uyếcbanh II bị chấn động thần kinh quá mạnh mà chết. Giáo hoàng mới là Grêgoa VIII lập tức hô hào tiến hành một cuộc viễn chinh mới.

Cuộc viễn chinh


     Tham gia cuộc viễn chinh lần này có hoàng đế Đức Phriđrích I “Râu đỏ”, vua Pháp Philip II Ôguýt và vua Anh Risớt I “Tim sư tử”. Quân Đức vẫn đi đưởng bộ qua bán đảo Bancăng rồi sang Tiểu Á. Nhưng ngày 6-10-1190, hoàng đếĐức bị chết đuối khi vượt qua một con sông nước chảy xiết ở gần Xêlơri (Tiểu Á), đoàn quân Thập tự của Đức tan rã, một bộ phận trở về nước. Mãi đến mùa hè năm 1190, quân Thập tự Anh và Pháp mới bắt đầu lên đường. Cả hai đoàn quân này đều đến Xixilia để đi bằng đường biển. Chiến công đầu tiên của Risớt “Tim sư tử” là chiếm được Acrơ, nhưng mâu thuẫn vốn có giữa hai vương quốc này nên Philip II bỏ  về nước để thực hiện những mưu đồ thiết thân hơn ở Tây Âu.

     Risớt “Tim sư tử” vẫn tiếp tục dự định tấn công Giêrudalem nhưng không thể thực hiện được. Nhận thấy không có hi vọng giành được thắng lợi, ngày 2-9-1192, Risớt phải kí hoà ước với Xalaétđin. Theo hoà ước này, quân Thập tự được chiếm giữ một dải đất hẹp từ Tia đến Giapha (nay dã hợp nhất với Tenl Avip) còn Giêrudalem thì vẫn thuộc vềAi Cập, nhưng tín đồ Kitô giáo được đến đây hành hương trong thời hạn 3 năm.

     Như vậy, cuộc viễn chinh lần thứ 3 là một cuộc viễn chinh lớn do ba vua của ba nước mạnh nhất Tây Âu đích thân chỉ huy và lực lượng chiến đâu là các đội quân chính quy của ba nước ấy, nhưng cuối cùng không thu được kết quả gì đáng kể.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve lich su

Cuộc viễn chinh của kị sĩ Tây Âu

     Mãi đến tháng 8-1096, quân kị sĩ Tây Âu mới bắt đầu lên đường. Xuất phát từ bốn địa điểm khác nhau (Noócmãngđi, Loren, Nam Pháp và Nam Italia), đến mùa xuân năm 1097, bốn đoàn quân ấy gặp nhau ở Côngxtângtinôplơ. Dọc đường hành quân cũng như tại Côngxtăngtinôplơ, quân kị sĩ phưcmg Tây thẳng tay cướp bóc nhân dân địa phương ; do đó nhiều cuộc xung đột đã diễn ra. Tuy vậy, hoàng đế Bidantium cố gắng dùng ngoại giao để đẩy quân kị sĩ nhanh chóng chuyển sang Tiểu Á và yêu cầu thủ lĩnh của họ tuyên thệ với mình rằng những đất đai lấy được từ tay người Tuốc sẽ thuộc về đế quốc Bidantium và bản thân họ trở thành bồi thần của hoàng đế.

quân kị sĩ Tây Âu


     Cuối tháng 4-1097, quân Thập tự vượt eo biển Bôxpho đặt chân lên đất châu Á. Những cuộc giao chiến với người Xengiúc bắt đầu diễn ra. Sau khi chiếm được vài cứ điểm ở Tiểu Á, đầu năm 1098, quân Thập tự chiếm được Êđetxa và thành lập ở đây bá quốc đầu tiên của quân phong kiến Tây Âu. Tiếp đó, trải qua rất nhiều khó khăn, quân Thập tự chiếm được Antiốt và thành lập ở đây một công quốc. Năm 1099, quân Thập tự tấn công Giêrudalem. Một cuộc tàn sát hết sức khốc liệt cư dân Hồi giáo đã diễn ra. Vương quốc Giêrudalem được thành lập. Gôđơwoa đơ Buiông (Godefroy de Bouillon), thủ lĩnh quân Thập tự Loren được tồn lên làm vua, nhưng ông ta chỉ tự xưng là “kẻ bảo vệ mộ chúa”. Sau đó, với sự giúp đỡ của hạm đội của Vênêxia và Giênôva, quân Thập tự chiếm được toàn bộ bở Đông Địa Trung Hải rồi thành lập ở đó bá quốc Tơripôli và một số tiểu quốc khác, về danh nghĩa, các nước Êđetxa, Antiốt và Tơripôli đểu phụ thuộc vào vương quốc Giêrudalem, nhưng về thực chất thì hoàn toàn độc lập.

     Trong các nước này, giai cấp phong kiến cũng thi hành chính sách phân phong ruộng đất và thành lập trang viên như ở phương Tây. Quần chúng nông dân bao gồm người A Rập, người Tuốc theo Hồi giáo và người Xiri, người Hy Lạp theo Kitô giáo đều bị biến thành nông nô. Do bị áp bức bóc lột tàn nhẫn để thoả mãn cuộc sống xa xỉ của giai cấp thống trị, nông dân luôn luôn nổi dậy khởi nghĩa, nhất là ở vương quốc Giêrudalem và bá quốc Tơripôli.

     Để có đủ lực lượng trấn áp sự phản kháng của nhân dân địa phương và để chống các nước Hồi giáo láng giềng nhằm bảo vệ và mở rộng lãnh địa của quân Thập tự, các đoàn kị sĩ tôn giáo như đoàn kị sĩ Y viện, đoàn kị sĩ Đền miếu, đoàn kị sĩ Tơtôn đã được thành lập.

     Cơ sở đầu tiên của đoàn kị sĩ viện là một tổ chức từ thiện thành lập ở bệnh viện Thánh Giang ở Giêrudalem. Nhiêm vụ lúc đầu củatổ chức này là giúp đỡ những người đến Palextin hành hương như bốtrí chỗ ở của họ chữa bệnh cho những người đau ốm. Sau khi cuộc viễn chinh lần thứ nhất kết thúc thì tổ chức này biến hẳn thành một đoàn kị sĩ mà nhiệm vụ chủ yếu là chiến đấu.

    Đoàn kị sĩ Đền miếu thành lập khoảng năm 1118, lúc đầu đóng ở gần nền cũ của đền thở vua Do thái là Xalamôn mà ở đó lúc bấy giờ đã xây dựng nhà thờ Chúa cứu thế. Thành viên của hai đoàn kị sĩ này chủ yếu là người Pháp và Italia.

     Còn đoàn kị sĩ Tơtônđến mãi cuối thế kỉ XII mới thành lập và thành viên của nó là các kị sĩ người Đức. Nhưng sang đầu thế kỉ XIII thì đoàn kị sĩ này rời Giêrudalem về hoạt động ở vùng biển Ban Tích.

     Thành viên của những tổ chức này vừa là kị sĩ vừa là tu sĩ. Họ bên trong mặc áo giáp, nhưng bên ngoài khoác áo choàng trắng, đen hoặc đỏ và có khâu hình cây thập tự. Họ phải sống độc thân, không được ham muốn giàu sang, suốt đời hiến thân cho việc bảo vệ Kitô giáo. Họ chỉ phục tùng giáo hoàng chứ không chịu sự lãnh đạo của lãnh chúa và giáo hội địa phương. Tuy về danh nghĩa thì như vậy, nhưng trong thực tế, bằng các biện pháp chiến tranh cướp bóc, buôn bán, lại được vua chúa các nước Tây Âu biếu tặng, nên các thành viên của đoàn trở thành những kẻ rất giàu có.

    Sự thống trị tàn bạo của bọn phong kiến Tây Âu làm cho nhân dân địa phương luôn luôn nổi dậy phản kháng. Đồng thời, nội bộ giai cấp phong kiếnở đây cũng thường xảy ra xung đột, nên các quốc gia này không ổn định chiếm đóng Giêrudalem tấn công Đamát, nhưng kết quả là họ bị người Tuốc Xengiúc đánh bại phải rút về nước.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu lich su

Cuộc viễn chinh của những người dân nghèo

     Như vậy, nguyên nhân thực sự của phong trào viễn chinh Thập tự là do mưu đồ xâm lược cướp bóc của toà thánh Rôma và giai cấp phong kiến Tây Âu đối với vùng Địa Trung Hải, nhưng mưu đồ ấy được ngụy trang dưới chiêu bài chống dị giáo, làm cho tính chất của những cuộc viễn chinh này được quan niệm như là những cuộc chiến tranh tôn giáo là “cuộc đấu tranh giữa thập giá và mặt trăng lưỡi liềm”, tức là giữa đạo Kitô và đạo Hồi giáo ở thành phố Clecmông (Pháp) để tiến hành cuộc viễn chinh.

     Tại phiên bế mạc của hội nghị này, giáo hoàng nêu lên những tai hoạ mà người Tuốc và người A Rập đã gieo rắc ở phương Đông như xâm lược chiếm đất đai củađế quốc Bidantium, phá hoại giáo hội, giết hại và bắt bớ cư dân. Vì vậy, nhân danh chúa, giáo hoàng kêu gọi tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, hãy nhanh chóng đi cứu giúp những người anh em Kitô giáo ở phương Đông, giải phóng mộ chúa, đuổi bọn tàn bạo ấy ra khỏi thế giới của tín đồ Kitô giáo. Tiếp đó, giáo hoàng thay mặt chúa hứa hẹn rằng nếu ai tham gia viễn chinh mà bị chết thì sẽ được xoá bỏ mọi tội lỗi, được cứu vớt lên thiên đường. Hơn nữa, giáo hoàng không quên chỉ ra những lợi ích thiết thân ở trần gian mà những người tham gia viễn chinh sẽ được hưởng. Ông nói rằng ở phương Tây người thì đông mà đất đai thì chật hẹp và cằn cỗi, người cày ruộng chỉ tạm đủ sống qua ngày, trái lại ở phương Đông “khắp nơi đầy mật và sữa”, đặc biệt Giêrudalem là trung tâm của mặt đất thì lại càng giàu có, thậm chí đó là “thiên đường thứ hai”. Vì vậy, “ai ở đây buồn khổ nghèo đói thì đến đó sẽ trở thành người giàu có”.

Cuộc viễn chinh


     Lời kêu gọi của giáo hoàng được thính giả hoan hô nhiệt liệt. Họ hô to : “Đó là ý Chúa ! Đó là ý Chúa !” Ngay sau đó, họ khâu vào áo hình cây thánh giá màu đỏ để biểu thị quyết tâm tham gia viễn chinh.

     Kế hoạch của Uyếcbanh II là sang mùa xuân năm 1096, đoàn kị sĩ Tây Âu sẽ bắt đầu lên đường viễn chinh. Nhưng khi quân kị sĩ chuẩn bị chưa xong thì tháng 2-1096 mấy vạn nông dân Pháp và Đức vội vàng lên đường mở đầu cho phong trào viễn chinh Thập tự.

     Vốn là, bị kích động bởi những viễn cảnh mà giáo hoàng đã phác hoạ, nông dân vội vàng bán rẻ tất cả những gì có thể bán được và mua đắt những gì cần thiết cho cuộc hành trình. Nhiều gia đình đã chất đồ đạc và cho con cái ngồi lên xe để tham gia viễn chinh. Ngoài nông dân chất phác, trong hàng ngũ viễn chinh còn có những kẻ lang thang, những người phạm tội, những băng cướp… Người cầm đầu đoàn quân nông dân này là một thầy tu ẩn dật người Pháp tên là Pie Lecmít (Piere rErmite). Thực ra đây chi là một đoàn người ô hợp, không có đội ngũ chỉnh tề, không có kỉ luật, không có vũ khí lương thực và không có cả hiểu biết về quân sự, thậm chí Giêrudalem ở đâu, cách xa bao nhiêu họ cũng không hề biết. Họ chỉ biết đi theo con đường khách hành hương đã từng đi và tiến về hướng đông. Dọc đường họ phải cướp bóc để kiếm thức ăn nên đã bị giết chết hàng loạt, nhất là ở Hunggari và Bungari, do đó chỉ còn non một nửa (khoảng ba bôn vạn người) đến được Côngxtăngtinôplơ, nhưng khi vừa sang đến Tiểu Á, họ liền bị người Tuốc Xengiúc đánh tan, chỉ còn khoảng 1/10 trốn thoát. Cuộc viễn chinh của dân nghèo chỉ là tiền tấu của phong trào viễn chinh Thập tự mà thôi.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới trung đại

Nguyên nhân của các cuộc viễn chinh

     Trong khi đó, theo quan niệm truyền thống của đạo Kitô, Giêrudalem là đất thánh của tôn giáo này. Vì đây là nơi chúa Giêsu đã sống và mộ của chúa cũng táng ở nơi đây. Song lúc bấy giờ tình hình chính trị ở vùng này rất phức tạp. Vào đầu thế kỉ VII, Xiri và Palextin bị nước A Rập mới thành lập chinh phục. Đến cuối thế kỉ X, đế quốc Ả Rập rệu rã, vùng này lại rơi vào tay nước Calipha Ai Cập, một nước vừa tách khỏi đế quốc A Rập. Đến thập kỉ 70 của thế kỉ XI, người Tuổc Xengiúc lại trở thành chủ nhân của Giêrudalem. Dọ chính sách phân phong đất đai, nước Xengiúc chẳng bao lâu đã chia thành nhiều tiểu quốc (émirat) độc lập và đến thập kỉ 90 của thế kỉ XI, chiến tranh giữa các tiểu quốc ấy đã diễn ra liên tiếp.

đạo Kitô


     Mặc dù theo đạo Hồi, người Tuốc Xengiúc cũng như người A Rập đều có thái độ khoan dung đối với tín đổ Kitô giáo và những người Tây Âu đếnGiêrudalem để hành hương. Nhưng đến cuối thế kỉ XI, do chiến tranh loạn lạc, khách hành hương không thể đi qua Tiểu Á để đến Palextin được nữa mà phải di đường biển. Vì vậy ở Tây Âu, người ta đã phóng đại sự ngược đãi củangười Tuốc Xengiúc đối với tín đồ đạo Kitô, đã kích động tinh thần chống dị giáo của người Tây Âu. Đồng thởi, qua lời kể cảkhách hành hương từ phương Đông về, vùng Đông Địa Trung Hải được mô tả thành một xứ sở hết sức sung sướng, ở đó thành phố sầm uất, cung điện đền miếu nguy nga tráng lệ, sản phẩm quý lạ phong phú, giai cấp thống trị và tầng lớp giàu có tha hồ hưởng thụ. Những cầu chuyện ấy càng làm tăng thêm sự khao khát của cải của giai cấp phong kiến Tây Âu.

     Trong hoàn cảnh ấy, chính hoàng đế Bidantium đã tạo nên thời cơ thuận lợi để cho phong trào viễn chinh sang phương Đồng sớm thực hiện. Vốn là, từ những năm 80 của thế kỉ XI, Bidantium liên tiếp bị nhiều kẻ thù bên ngoài tấn công từ nhiều phía, đặc biệt người Tuốc Xengiúc sau khi chiếm được vùng Tiểu Á của Bidantium đang chuẩn bị tấn công Côngxtăngtinồplơ. Trước tình hình nguy cấp ấy, năm 1090 và 1091 hoàng đế Alêxiút Comnênút (1090-1118) đã cử sứ giả sang cầu cứu giáo hoàng và gửi thư yêu cầu các nước Tây Âu đưa quân sang phương Đông để chống bọn tà giáo. Vì thế, giáo hoàng và giai cấp phong kiến các nước phương Tây đã có cớ để tổ chức viễn chinh.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách lịch sử thế giới

Những cuộc viễn chinh của quân thập tự

Từ cuối thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIII, dưới sự hô hào của giáo hoàng Rôma, quân đội phong kiến nhiều nước châu Âu với hình cây thập tự trên áo, đã nhiều lần tấn công vùng Đông Địa Trung Hải. Những cuộc chiến tranh xâm lược ấy gọi là “Những cuộc viển chinh của quân Thập tự’ hoặc gọi tắt là những cuộc “Thập tự chinh”.

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

Vào thế kỉ XI. xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi và những thay đổi ấy đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Trong các thế kỉ X, XI, giáo hội Rôma rất suy yếu và hỗn loạn. Nhưng đến cuối thế kỉ XI, qua phong trào chấn chỉnh giáo hội do tu sĩ Hinđơbrang(Hildebrand) thuộc tu viện Cluyni ở Pháp đề xướng, giáo hội phương Tây mới đi dần vào thế ổn định. Sau khi thành Giáo hoàng Grêgoa VII (1073-1085), ông càng tìm cách đề cao vai trò của giáo hoàng và giáo hôi như nêu ra nguyên tắc giáo hội Rôma do chúa trởi sáng lập, nên tuyệt đối không có sai lầm, quyền uy của giáo hoàng bao trùm cả thế giới, vị trí của giáo hoàng không những cao hơnchính quyền của các vua mà còn cao hơn hội nghị tôn giáo. Như vậy, mưu đổ của giáo hoàng là không những chỉ cầm đầu giáo hội Thiên chúa, khống chế chính quyền thế tục của các nước phương Tây mà còn muốn khuất phục cả giáo hội phương Đông dưới quyền lực của mình. Để đạt được mục đích đó, giáo hoàng cũng sẵn sàng ủng hộ việc tấn công quân sự với đế quốc Bidantium.


Thập tự chinh


Đến thế kỉ XI, quá trình phong kiến hoá ở Tây Âu đã hoàn thành từ lâu. Toàn bộ ruộng đất trong xã hội đã tập trung vào tay giai cấp phong kiến và chia thành nhiều lãnh địa (fief) truyền từ đởi này sang đởi khác. Song các lãnh địa ấy thưởng chỉ truyền cho con trưởng, vì vậy những ngưởi con thứ trở thành những kị sĩ không có ruộng đất. Nhiều kị sĩ phải tìm đến các lâu đài để phục vụ các lãnh chúa phong kiến muốn thuê họ. Có một số thì tấn công các tu viện hoặc chặn đưởng cướp của cải của các khách buồn.

Thế kỉ XI cũng là thởi kì ra đởi của thành thị ở Tây Âu. Nhở có vị trí thuận lợi, các thành thị của Italia nhất là Vênêxia đã phát triển mạnh về thương nghiệp và mục tiêu buôn bán của họ chủ yếu là vùng Đông Địa Trung Hải.



Mâu thuẫn giữa hai bên giáo hội

Theo tài liệu giả này thì hoàng đế Côngxtăngtinút trao cho giáo hoàng quyền lực ngang hàng với mình và tặng giáo hoàng thành Rôma, các thành phố khác ở Italia và đất đai ở phương Tây, còn bản thần hoàng đế thì lui về Côngxtăngtinôplơ ở phương Đông. Tất nhiên, mưu đồ ấy của giáo hoàng không thể không dẫn đến sự phản đối mạnh mẽ của các giáo chủ ở phương Đông và quyền của các nước lúc bấy giờ.

Tranh giành nhau trong việc truyền giáo ở những nước làn cận cũng làm cho quan hệ giữa hai bên thêm căng thẳng.

Do mâu thuẫn giữa hai bên phức tạp và sâu sắc như vây, năm 867, Tổng giám mục ở Côngxtăngtinôplơ là Phôtiút đã triệu tập một cuộc hộinghị các giáo hội ở phương Đông để thông qua nghị quyết khai trừ giáo tích của giáo hoàng Nicôla và tuyên bố rằng việc can thiệp của giáo hoẳng vào công việc của giáo hội phương Đông là không hợp pháp.


hoàng đế Côngxtăngtinút


Đến nửa đầu thế kỉ XI, giữa Tổng giám mục CởngxtángtínOplơ Miken Kêrulariôt (Michel Keroularios) và giáo hoàng Rôma Lèô IX lạixảy ra sự tranh chấp về quyền quản các giáo sĩ ở Nam Italia. Do vậy, năm 1954, giáo hoàng sai sứ sang Côngxtăngtinôplơ vứt lên bàn thở của giáo đường Xôphia giấy khai trừ giáo tịch của Tổng giám mục Côngxtảngtíoôplơ. Đáp lại hành động ấy, Tổng giám mục Côngxtăngtinốplơ yêu cầu hoẳng.đế Bidantium triệu tập một cuộc hội nghị tôn giáo để khai trừ giáo tích sứ giả của giáo hoàng.

Từ đó, giáo hội Kitô chính thức phân chia thành hai giáo hội: ở phương Tây gọi là giáo hội Rôma hoặc giáo hội Thiên chúa do giáo hoàng đống đầu, ở phương Đông gọi là giáo hội Hy Lạp hoặc giáo hội Chính thống. Tuy chỉ có một số khác biệt nhỏ về nghi thức lễ thánh… nhưng hai giáo hội ấy hoàn toàn độc lập với nhau, thậm chí coinhau như thù địch.


Đọc thêm tại : http://kholichsu.blogspot.com/2015/06/hoi-nghi-toan-tin-o-kito-giao-lan-thu.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve lich su
 
;