Quá trình ra đời của thành thị

       Sự ra đời của thành thị ở châu Âu đã diễn ra từ trong các thế kỉ X, XI tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và vị trí địa lí của từng vùng.

      Do kĩ thuật sản xuất tiến bộ và nâng suất lao động nâng cao, những người thợ thủ công ở nông thôn đã từ chỗ làm việc theo yêu cầu đật hàng của người tiêu dùng chuyển sang chuyên sản xuất hàng hoá để đem bán ở thị trường.

       Để tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của mình và để thoát khỏi sự nô dịch của lãnh chúa, những người thợ thủ công này đã trốn khỏi nông thôn đến những nơi có điều kiện thuận lợi cho việc lao động sản xuất gần nơi cung cấp nguyên liệu, có nhiều khách hàng mua sản phẩm của họ, tương đối an toàn v.v… Những nơi thợ thủ công đến cư trú thường là những trung tâm chính trị như kinh đô của vua, thành luỹ của lãnh chúa phong kiến, hoặc những trung tâm tôn giáo như toà giám mục, tu viện, nhà thờ…Đólà những nơi có hệ thống phòng vệ có thể bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của họ, đổng thời cũng là những địa điểm tập trung đông người như lãnh chúa, giáo sĩ, tuỳ tùng, người phục dịch… ở Tây Âu, những nơi đó thường là những thành phố cổ của Rôma trước kia. Thợ thủ công còn hay tụ hội ở những nơi mới, những nơi có nhiều người thường xuyên qua lại như các giao điểm của các đường giao thông, đầu cầu, bến đò, cửa sông v.v…

Thành thị


       Lúc bấy giờ thợ thủ công cũng là kẻ bán các sản phẩm của mình, nên những nơi họ đến cư trú và sản xuất lập tức đã trở thành những trung tâm công thương nghiệp. Tiếp đó, nông dân không ngừng chạy đến những nơi này làm cho cư dân ở đây càng thêm đông đúc rồi dẩn dần phát triển thành những thành phố.

      Ở Tây Âu, thành thị ra đời tương đối sớm ở Italia (Vênêxia, Giênôva, Naplơ, Pida, Amanphi…) và miền Nam nước Pháp (Mácxây, Áclơ, Nácbon, Môngpơliẻ). Tại những nơi này, do kinh tế phát triển, quá trình tách rời giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp diễn ra sớm hơn những miền khác, đồng thời ở đây còn có điều kiện trao đổi kinh tế với Bidantium và phương Đông. Tiếp đó, các thành phố ở Bắc Pháp, Đức và các nước Tây Âu khác cũng lần lượt hình thànhở Đông Âu vào thời kì này cũng đã xuất hiện nhiều thành phố công thương nghiệp như Kiép, Nốpgôrốt, Praha v.v…

      Thành thị ở châu Âu lúc bấy giờ còn rất thô sơ, xung quanh thành phố có thành xây bằng đá, bằng gạch, thậm chí bằng gỗ, có hào sâu, có tháp canh, có cổng thành chắc chắn cứ đến tối thì đóng lại. Những công trình ấy dùng để bảo vệ dân cư thành phố đề phòng sự tấn cổng của kẻ thù. Khi CƯ dân tăng lên, trong thành phố không còn chỗ để ở thì người ta phải sinh sống ở ngoài thành. Ở phía ngoài khu cư trú mới này, người ta lại xây dựng một vòng thành và những công trình phòng vệ mới và tình hình ấy có thể diễn lại một vài lần nữa cùng với sự tăng lên không ngừng của cư dân thành thị.




 
;