Những cải tiến quan trọng trong quá trình lao động sản xuất

     Cho đến thế kỉ XVI, lao động thủ công vẫn là cơ sở của việc sản xuất, nhưng đồng thời trong lĩnh vực thủ công nghiệp đã có nhiều phát minh, nhiều cải tiến quan trọng, do đó đã thúc đẩy sức sản xuất phát triển nhanh chóng.

     Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, sức nước là một nguồn năng lượng rất quan trọng, bởi vậy sự cải tiến guồng nước đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều ngành sản xuất. Kế thừa thời cổ đại, đến cuối thế kỉ XIV, guồng nước đã được hoàn thiện. Guồng nước cải tiến không cần đặt trên mặt sông mà có thể đặt ở bất cứ nơi nào thuận tiện cho việc lập các cơ sở sản xuất. Chỉ cần một kênh nhỏ dẫn nước từ trên cao đổ vào máng của guồng là có thể làm cho guồng quay với tốc độ nhanh. Năng lượng mới được sử dụng vào nhiều ngành sản xuất như xay hạt ngũ cốc, xẻ gỗ, ép dạ, nghiền quặng, khởi động các ống bễ để quạt lò luyện kim, chuyển động búa tạ để ép sắt v.v… Việc sử dụng rộng rãi năng lượng nước cho phép thay thế dần sức người và sức súc vật trong một số cơ sở sản xuất.

 lao động sản xuất


     Đồng thời với việc cải tiến và sử dụng rộng rãi guồng nước là những tiến bộ mới về kĩ thuật sản xuất trong các ngành công nghiệp. Trong nghề dệt len dạ, các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm, ép… đều có những cải tiến rất lớn. Từ thế kỉ XIII, chiếc xa quay sợi bằng tay đã được phát minh để thay thế cho hòn chì xe chỉ thồ sơ. Đến cuối thế kỉ XV, người ta lại phát minh ra xa quay sợi tự đông có bàn đạp. Trong khâu dệt, chiếc khung cửi nằm ngang thay thế cho loại khung cửi dựng đứng được sử dụng trước kia. Khi đạp dạ thì dùng những chày lớn chuyển động bằng sức nước. Trong khâu nhuộm, ngoài chàm, người ta còn sử dụng nhiều nguyên liệu đưa từ phương Đông đến, do đó màu sắc hàng dệt phong phú và đẹp. Sự tiến bộ về kĩ thuật trong nghề dệt không những làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng mà còn tạo ra được nhiều loại sản phẩm mới chất lượng cao hơn trước. Ngoài len dạ, nghề dệt lụa và vải bông cũng bắt đầu phát triển ở Tây Âu.

     Nghề khai mỏ và luyện kim cũng phát triển mạnh, nhất là ở Đức, Ao, Tiệp Khắc, Hunggari V.V.. Trước kia người ta chỉ mới khai thác được những mỏ lộ thiên hoặc ở độ sâu không đáng kể. Nay nhở việc sử dụng các loại máy chuyển động bằng sức nước, sức gió…, người ta có thể khai thác quặng ở những hầm lò tương đối sâu. Công việc nghiền quặng, rửa quặng cũng được cơ giới hoá.



 
;