Châu Âu đã diễn ra việc chuyên môn hoá về sản xuất

       Do điều kiện cụ thể của từng địa phương, vào thời kì này ở châu Âu đã diễn ra việc chuyên môn hoá về sản xuất. Nhiều địa phương, nhiều thành thị đã nổi tiếng về một mặt hàng nhất định. Ví dụ vùng Flăngđrơ và Bắc Pháp nổi tiếng về len dạ, Sămpanhơ  miền Đông nước Pháp nổi tiếng về vải lanh, Bắc Italia nổi tiếng về vải bông, Milanô và Nurơnbe nổi tiếng vé vũ khí, Tây Ban Nha nổi tiếng về các loại da nhiều màu v.v…

        Để trao đổi các sản phẩm của các nước châu Âu và các thứ hàng quý hiếm chở từ phương Đông tới như tơ lụa, đồ trang sức, các loại hương liệu (hồ tiêu, quế, đinh hương, gừng…), ở nhiều nước Tầy Âu đã tổ chức hội chợ. Hội chợ lúc đầu họp mỗi năm một lần và kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Đầu thế kỉ XII, các hội chợ Linlơ, Iprơ… ở Răngđrơ đã tương đối nổi tiếng. Muộn hơn một ít, nhất là vào thế kỉ XIII, nổi tiếng nhát lại là các hội chợ ở Sămpanhơ, (Tơroay, Prôvanh, Ba, Lanhi. Do vậy, hội chợ hầu như được tổ chức quanh năm không dứt. Ngoài lái buôn Pháp, các nhà buôn nhiều nước châu Âu khác như Anh, Đức, Italia, Tiệp Khắc, Hunggari… đã chở các loại sản phẩm nổi tiếng của nước mình và của phương Đông đến đây để trao đổi. Đến thế kỉ XIV, các hội chợ ở Sămpanhơ bị suy thoái và thay thế cho vị trí của nó là hội chợ Bruygiơ (Bruges) ở Flăngđrơ.

Hội chợ


      Trong khi đó, do việc buôn bán với phương Đông và ở các nước phía Bắc, ở châu Âu đã hình thành hai khu vực mậu địch : một là khu vực Địa Trung Hải gồm các thành phố Giênôva, Vẽnẽxia (Italia), Mácxây (Pháp) và Bácxêlôna (Tây Ban Nha), hai là khu vực Bắc Hải và biển Ban Tích gồm các thành thị ở Bắc Đức, Đan Mạch, bán đảo Xcăngđinavi v.v…

      Đến thế kỉ XIII, các thành phố ở Bắc Đức đã lập thành một liên minh thương nghiệp gọi là đồng minh Hanxơ. Sang thế kỉ XIV, đổng minh này càng phát triển, bao gồm hơn 70 thành phố, trong đó Luybếch (Lubeck) là trung tâm của đồng minh. Đồng minh có sở đại lí đóng tại nhiều thành phố của các nước khác như Nốpgôrốt (Nga), Bruygiơ, Luân Đôn. Thuyển buôn của đổng minh đã đến tận các hải cảng của Pháp ở Đại Tây Dương để mua rượu vang và muối. Đến thế kỉ XVI, đổng minh Hanxơ bị suy sụp và một mặt do sự phát triển của nẻn ngoại thương của Anh và Nệđéclan đổng thời do các cuộc phát kiến địa lí, trung tâm thương nghiệp của Tây Âu đã chuyển sang khu vực ven bờ Đại Tây Dương.



 
;