Chính sách xã hội thời phong kiến

       Còn nông dân tự do vào đầu thế kỉ VII là tầng lớp đông đảo nhất trong giai cấp nông dân, nhưng tình hình ấy không duy trì được lâu. Do các nguyên nhân như thiên tai mát mùa, gia súc chết không canh tác được, phải nộp thuế khoá nặng nề, phải rời ruộng đồng quê hương để đi làm nghĩa vụ binh dịch v.v…, rất nhiều nông dân bị phá sản, phải bán ruộng đất của mình. Sau khi không còn tư liệu sản xuất nữa, nông dân chỉ còn cách là lĩnh canh ruộng đất của lãnh chúa để làm ăn.

      Ngoài địa tô lao dịch, nông nô còn phải làm các việc khác cho lãnh chúa như vận chuyển, chữa nhà, chữa hàng rào, làm đường, bắc cầu vv… Bên cạnh những nghĩa vụ lao dịch đó, trong những ngày lễ ngày tết, nông nỗ còn phải nộp cho chủ một số sản phẩm như gia cầm, trứng gà. rượu… có khi còn phải nộp một ít tiền. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp nhiêu thứ thuế khác như thuế xay bột, thuế nướng bánh mì, phải nộp tiền khi qua cầu. qua đò, kiếm củi, chăn gia súc.

giáo hội Thiên chúa


       Đối với giáo hội Thiên chúa, vì là tín đồ, nông nô phải nộp thuê 1/10 và nhiều khoản bất thường khác.

        Về mặt chính trị, tuy nông nô chưa hoàn toàn mất tự do, tức là họ có gia đình riêng và một ít tài sản riêng, chủ không có quyển giết hại họ nhưng họ bị lộ thuộc vào lãnh chúa về mặt thân thể. Họ khổng được tự tiện rời bo ruộng đất mà chủ giao cho, hơn nữa con cháu họ cũng phải kế thừa mảnh đất ấy và phải làm nông nô cho lãnh chúa. Nông nô cũng không có quyền tự do kết hôn. Những cuộc hôn nhân của họ đểu phải được lãnh chúa đổng ý nếu không sẽ bị xử phạt nặng nề. Nếu nữ nông nô lấy chồng là nông nô thuộc lãnh chúa khác thì phải nộp một khoản tiền phạt gọi là “tiền ngoại hôn”. Sau đó, con cái của họ sinh ra phải chia cho cả hai lãnh chúa. Lãnh chúa còn có quyền hành hạ đánh đập nồng nô miễn là không nguy hại đến tính mạng hoặc cơ thể là được. Như vậy, tuy nông nô không hoàn toàn mất tự do, không hoàn toàn bị lệ thuộc vào chủ nhưng thực tế thì đời sống và địa vị của họ không hơn nô lệ được bao nhiêu.

        Trang viên phong kiến

        Khi vương quốc Frăng mới thành lập, trên đất đai của nhà vua, của các thân binh, của giáo hội và của địa chủ Rôma cũ, trang viên đã xuất hiện rồi. Tuy vậy lúc bấy giờ, bên cạnh các trang viên của giai cấp địa chủ còn có các công xã Máccơ. Đến thời Carôlanhgiêng, cùng với quá trình tập trung hầu hết ruộng đất trong xã hội vào tay giai cấp lãnh chúa và biến nông dân tự do thành nồng nô, trang viên mới được thành lập một cách phổ biến trong cả nước.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách lịch sử thế giới
 
;